Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng: “Các con số đã nói lên tất cả”

Thủ tướng: “Các con số đã nói lên tất cả”
Thủ tướng trao đổi với các đại biểu bên hành lang Quốc hội.

Đứng cùng báo giới bên hành lang Quốc hội giờ giải lao chiều ngày 14/6 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về kết quả lấy phiếu tín nhiệm của 26 thành viên Chính phủ: “Các con số đã nói lên tất cả”.

Cùng ngày hôm đó, trong suốt thời gian gần 3 giờ đồng hồ chăm chú theo dõi cấp phó của mình - Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - thay mặt Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn, có những lúc Thủ tướng thể hiện sự rầu lòng không giấu trước câu hỏi về Vinashin, bởi ông đã không dưới hai lần phải đối diện với những câu hỏi liên quan đến “con tàu” khổng lồ này trong các lần đăng đàn.

Như tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 12, trước Quốc hội, Thủ tướng từng cảm thán trả lời: “Tôi không thể trình bày cụ thể làm chiếc tàu nào, lãi bao nhiêu, trả nợ năm nào bao nhiêu... Thưa các đồng chí tôi không làm được điều đó, xin các đồng chí thông cảm cho”, khi đại biểu Phạm Thị Loan hỏi Thủ tướng: “Chúng tôi không biết là Vinashin sẽ tự vay, tự trả bằng cách nào khi hàng năm số lãi ngân hàng theo mức lãi suất hiện nay cho 86 ngàn tỷ sẽ lên tới 15 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Như vậy khoảng 5 năm sau thì lãi mẹ đẻ lãi con, số vốn vay này sẽ tăng gấp đôi tương đương 160 nghìn hoặc 170 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó kinh doanh doanh thu như năm 2010 chỉ có 13.500 tỷ đồng và số lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh đã là 1.100 tỷ đồng...”.

Có những lúc, Thủ tướng tỏ rõ sự chia sẻ khi chứng kiến vị phó tướng giải đáp về những bài toán “đánh đố”.

Chẳng hạn, như câu hỏi của đại biểu Lê Như Tiến với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Từ khi nhận trọng trách, Phó thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo, xử lý đưa ra ánh sáng bao nhiêu vụ tham nhũng điển hình? Giải quyết dứt điểm bao nhiêu vụ khiếu nại, tố cáo của công dân tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đông người, vượt cấp? Bài học nào là tâm đắc sâu sắc đắt giá nhất, cả thành công và chưa thành công mà Phó thủ tướng rút ra từ quá trình chỉ đạo các vụ việc nóng, nhạy cảm và phức tạp”.

Về lĩnh vực phòng chống tham nhũng, trước khi khẳng định “đã tiến hành chỉ đạo rất quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng, chủ yếu là xây dựng thể chế, đôn đốc kiểm tra và cũng đã xử lý được một số vụ việc nổi cộm một cách cương quyết, đúng pháp luật”, Phó thủ tướng nhấn mạnh, “trước năm 2011, Thủ tướng là Trưởng ban, tôi là Phó ban”.

Với công tác khiếu nại, tố cáo, Phó thủ tướng có dẫn ra các con số như đã tập trung xử lý giải quyết là 462 vụ dứt điểm, đạt gần 88%, trong đó có những vụ việc kéo dài hàng 20 năm trở lên. Đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài nhiều năm đã giảm một cách căn bản...

Bài học tâm đắc sâu sắc nhất với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong lĩnh vực này được ông nói khá vắn tắt như một phương ngôn: “Chịu trách nhiệm trước những vấn đề mình quyết  định, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng những vấn đề mình được phân công”.

Còn nhớ, tại kỳ họp thứ 4, diễn ra vào tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hứa trước Quốc hội “Chính phủ sẽ đoàn kết nhất trí, hết lòng hết sức làm việc”. Với sự đăng đàn trả lời của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ trong kỳ họp thứ 5 này, như nhận xét của ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Trần Ngọc Vinh: “Lời hứa đó đã được Quốc hội ghi nhận”.

Ông Vinh cũng cho rằng sự đoàn kết, quyết tâm của Chính phủ được thể hiện rõ hơn sau khi Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, cho thấy chủ trương lấy phiếu này là đúng đắn, Quốc hội đã bước đầu thực hiện trọng trách này trong thành công và “đúng là như nhận xét của Thủ tướng, các con số đã nói lên tất cả”.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Vì sao án kinh tế “treo” nhiều?
  • Giải pháp đúng, vì sao kết quả hạn chế?
  • “Bảo vệ” nhà thầu nội trong Luật Đấu thầu sửa đổi
  • 5 tháng, hơn 1.600 tỷ đồng về quỹ bảo trì đường bộ
  • Khi các con số biết nói
  • Nguy cơ “thua trên sân nhà” vì hạn mức chi phí tiếp thị
  • Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang: “Khó khả thi”
  • Nhật ký nghị trường: Điệp khúc “soạn rồi sửa”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi