Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang: “Khó khả thi”

Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang: “Khó khả thi”
Phủ Chủ tịch tại Hà Nội

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang.

Báo cáo hợp ý kiến thảo luận tại tổ của Quốc hội về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa hoàn thành ghi nhận nhiều góp ý về chương Chủ tịch nước.

Rất cụ thể về số lượng, báo cáo cho có hai ý  kiến ở cùng một tổ đề nghị ghi rõ Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia. Dự thảo Hiến pháp quy định Chủ tịch nước là người đứng đầu quốc gia nhưng trong các quy định khác lại không thể hiện rõ nội dung này là một ý kiến khác.

Có đến 4 ý kiến cùng băn khoăn về khoản 5 của điều 93 của Chương Chủ tịch nước.

Theo khoản này, Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh. Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

Trong khi chỉ có 2 ý kiến ở cùng một tổ tán thành thì có đến 4 đại biểu tại ba tổ đề nghị cân nhắc nội dung này vì khó khả thi do hiện nay Tổng bí thư đang là Bí thư Quân ủy Trung ương. Ý kiến khác đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa thống lĩnh các lực lượng vũ trang với Bí thư Quân ủy Trung ương.

Có ý kiến đề nghị Hiến pháp chỉ quy định Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân. Còn đối với hàm, cấp của lực lượng vũ trang thì Quốc hội sẽ quy định trong luật về hệ thống hàm, cấp của lực lượng vũ trang, căn cứ vào đó, Chủ tịch nước quyết định phong hàm, cấp đối với từng trường hợp cụ thể; đồng thời, căn cứ vào luật của Quốc hội, Chủ tịch nước có thể quyết định phong hàm cấp trực tiếp hoặc ủy quyền

Một số vị đại biểu góp ý cần bổ sung thẩm quyền bổ nhiệm, cách chức, phong hàm các quân hàm cấp tướng để thể hiện vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang, trừ các chức danh do Quốc hội phê chuẩn .

Cùng băn khoăn về khoản này, có vị đại biểu phân tích, thực tế hiện nay cả Chủ tịch nước và Thủ tướng đều có thẩm quyền đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam (Thủ tướng có quyền đề nghị Quốc hội phê chuẩn Bộ trưởng và trực tiếp bổ nhiệm thứ trưởng).

Trong khi đó, khoản 5 chỉ quy định Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam mà không quy định rõ những chủ nhiệm tổng cục khác là do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức?

Như vậy, về quân hàm cấp tướng của những chủ nhiệm tổng cục này là do Chủ tịch nước phong, thăng, nhưng Chủ tịch nước lại không có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh này.

Vì vậy, đề nghị sửa khoản 5 theo hướng: Chủ tịch nước có thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp thượng tướng, đại tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đồng thời, Hiến pháp cũng cần quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh tương đương cấp tướng để làm cơ sở cho luật định.

Xem lại quy định về lực lượng vũ trang vì nếu chỉ quy định thống lĩnh lực lượng vũ trang mới chỉ có Quân đội, chưa bao gồm công an cũng là góp ý được tập hợp tại chương Chủ tịch nước.

Với điều 95, dự thảo quy định, Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, của Chính phủ. Có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Tuy nhiên, theo góp ý của một số vị đại biểu thì cần giải thích rõ Chủ tịch nước thực hiện quyền này bằng phương thức, mệnh lệnh nào.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Nhật ký nghị trường: Điệp khúc “soạn rồi sửa”
  • “Chính phủ không bao giờ không trung thực với Quốc hội”
  • Nhật ký nghị trường: Cờ đã đến tay…
  • Nới nợ công, tăng bội chi?
  • Đại biểu Quốc hội phê phán điều hành thị trường vàng của NHNN
  • Sửa Hiến pháp: Cần giải trình nội dung không tiếp thu
  • Chỉ báo tình trạng suy giảm kinh tế đang rõ nét hơn
  • Lương thấp, sao vẫn “chạy” vào làm Nhà nước?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi