Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi các con số biết nói

Khi các con số biết nói
Đến giờ này, chúng ta thực sự không biết lượng tồn kho bất động sản là bao nhiêu. Các số liệu của cơ quan quản lý, của Hiệp hội bất động sản hay của các tổ chức nghiên cứu rất khác nhau: 200.000 căn hay 40.000 căn; 83.000 tỷ đồng hay 40.000 tỷ đồng? - Ảnh minh họa.

Chưa khi nào, nghị trường lại rúng động vì số liệu thống kê đến vậy như tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội vừa qua, khi đại biểu dồn bức xúc lên những con số. Những con số mà trong các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đều yêu cầu các cơ quan chức năng “phải làm sao cho nó biết nói”.

Và đến nay, đúng là nó “biết nói” thật. Chỉ có điều, không có đại biểu nào kết luận Chính phủ báo cáo không trung thực trước Quốc hội, mặc dù trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã phải thanh minh cùng báo giới “Chính phủ không bao giờ không trung thực khi báo cáo với Quốc hội”.

Bởi vì tuy gay gắt là thế nhưng suy cho cùng, đại biểu Quốc hội cũng chỉ muốn bày tỏ thành ý lo Chính phủ “không thể dự báo chính xác các xu hướng, không thể đưa ra các quyết sách, chủ trương, giải pháp đúng được và như thế sẽ gặp rất nhiều rủi ro”, như ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Vị đại biểu này còn liệt kê ra một loạt các con số mà theo ông có nên tin, có nên vì thế mà vui mừng phấn khởi? Đó là, đến giờ này, chúng ta thực sự không biết lượng tồn kho bất động sản là bao nhiêu. Các số liệu của cơ quan quản lý, của hiệp hội bất động sản hay của các tổ chức nghiên cứu rất khác nhau: 200.000 căn hay 40.000 căn; 83.000 tỷ đồng hay 40.000 tỷ đồng?
 

Khi các con số biết nói 1Tại sao mỗi năm hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động, số doanh nghiệp còn lại phải giảm quy mô hoạt động ít nhất 30%, vốn đầu tư toàn xã hội càng ngày càng giảm mà tỷ lệ thất nghiệp hàng năm cứ giảm.


Còn nợ công đang là bao nhiêu, 55% GDP hay 95% GDP? Tại sao mỗi năm hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động, số doanh nghiệp còn lại phải giảm quy mô hoạt động ít nhất 30%, vốn đầu tư toàn xã hội càng ngày càng giảm mà tạo việc làm mới cứ đều đặn hàng năm 1,5-1,6 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm cứ giảm: năm 2010 là 2,8%; năm 2011 còn 2,22%; năm 2012 là 1,99%...

Đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) thắc mắc: “Năm 2012, cả nước có gần 70% số doanh nghiệp bị lỗ, trên 54.000 doanh nghiệp phải giải thể, số lao động đăng ký thất nghiệp tăng 44% so với năm 2011 nhưng tỷ lệ thất nghiệp chung và riêng ở thành thị lại giảm hơn năm 2011. Các nước trên thế giới suy thoái kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp đều cao hơn bình thường mà Việt Nam thì ngược lại. Kinh tế suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp vẫn giảm như vậy là trái với quy luật chung của kinh tế thế giới?”.

“Việc giảm nghèo có thật sự không khi mà nền kinh tế suy giảm?”, đại biểu Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) đặt câu hỏi sau khi đọc các con số tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã tiếp tục giảm đến cuối năm 2012 là 9,64%; vượt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra 2%. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm tới 7%, so với số đã báo cáo Quốc hội là 4%. Tình trạng thiếu đói giáp hạt đã giảm đáng kể, số hộ đói giảm 27,6% so với năm 2011...

Tuy nhiên, những băn khoăn tưởng như không thể có lời giải đáp thỏa đáng về các số liệu thống kê đó lại được các thành viên Chính phủ hóa giải một cách khá ngoạn mục.

Chẳng hạn, tỷ lệ thất nghiệp tưởng như là rất phi lý được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền giải thích một cách rất giản dị, đại ý là suy thoái kinh tế, doanh nghiệp giải thể nhiều, nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp thành lập mới và nhiều khi, chỉ một doanh nghiệp thành lập mới, nhưng vẫn tạo việc làm được bằng cả 10 doanh nghiệp đã giải thể, phá sản?

Bà Chuyền còn nêu ngay ra ví dụ về công ty Samsung ở Bắc Ninh, mặc dù mới được cấp phép hoạt động nhưng thu hút khoảng 20.000 lao động. “Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp theo báo cáo thống kê phù hợp với thực tế của Việt Nam”, nữ Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hay như với vấn đề giảm nghèo, bà Chuyền giải thích trong năm 2012 mặc dù tình hình kinh tế - xã hội hết sức khó khăn nhưng kinh phí dành cho chương trình giảm nghèo và các hộ nghèo, những đối tượng người nghèo không những không giảm mà còn tăng một số chính sách như chính sách khám, chữa bệnh đã dành 23.300 tỷ đồng cho 29 triệu người nghèo thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế; trợ giúp mệnh giá cho 70% hộ cận nghèo được mua bảo hiểm y tế.

Trong khi đó, chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo trong giáo dục cũng được Nhà nước dành tới 11.844 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ cho đào tạo nghề và chính sách hỗ trợ cho tín dụng ưu đãi đã hỗ trợ cho trên 1 triệu hộ được vay vốn với kinh phí 37.400 tỷ đồng...

Khi các con số biết nói 2Tỷ lệ thất nghiệp theo báo cáo thống kê phù hợp với thực tế của Việt Nam.Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh còn có cách thể hiện khoáng đạt và thành công hơn nhiều, khi ông một mặt thừa nhận đúng là số liệu có thể chưa chính xác, độ chính xác chưa cao, nhưng một mặt vẫn tự tin khẳng định “tin cậy được”.

Người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư còn cho biết “bắt đầu từ năm 2015 chúng ta sẽ thay đổi, bổ sung một loạt các chỉ tiêu mang tính đánh giá về chất lượng của nền kinh tế. Kể từ kế hoạch 5 năm 2016 - 2021 chúng ta sẽ có những bộ chỉ tiêu đánh giá tốt hơn như các đại biểu mong muốn”.

Thực tế, dù không bị đẩy lên cao trào như lần này nhưng nghị trường Quốc hội cũng từng có lần trở nên “nóng” vì nỗi hoài nghi về các số liệu thống kê kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cũng như lần này, cuộc tranh luận quanh nỗi hoài nghi này cũng đã đi đến được một kết cục có hậu. Đó là hồi nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12, trước băn khoăn của đại biểu Quốc hội đoàn Tp.HCM, ông Trần Du Lịch về căn cứ ở đâu để ra được con số tạo việc làm mới hàng năm?

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi đó là ông Võ Hồng Phúc đã trả lời một cách rành rọt là: “Đúng là chúng ta không tính toán được”. Vậy là đại biểu hài lòng và Bộ trưởng cũng vậy.

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi