Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

5 tháng, hơn 1.600 tỷ đồng về quỹ bảo trì đường bộ

5 tháng, hơn 1.600 tỷ đồng về quỹ bảo trì đường bộ
Đến nay, trên hệ thống quốc lộ còn 37 trạm thu phí, trong đó, 33 trạm thu phí BOT và 4 trạm thu phí đã nhượng quyền thu phí cho các doanh nghiệp để lấy tiền đầu tư, sửa chữa đường bộ.

Ngày 5/6, Chính phủ đã gửi Quốc hội báo cáo tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo trì đường bộ. Đây là báo cáo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chuẩn bị trên cơ sở nghiên cứu tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và từ tình hình thực tế.

Ký báo cáo này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, hoạt động từ ngày 1/1/2013, kế hoạch của quỹ Trung ương năm nay là thu từ phí sử dụng đường bộ 4.000 tỷ đồng (trong đó chi cho Quỹ Trung ương 65% là 2.600 tỷ đồng, chi cho quỹ địa phương 35% là 1.400 tỷ đồng). Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 1.500 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện thu đến ngày 15/5/2013 được 1.666 tỷ đồng (đạt 41,65% dự toán giao cả năm); ngân sách nhà nước đã cấp cho quỹ là 375 tỷ đồng (đạt 25% dự toán cả năm), báo cáo cho biết.

Vẫn theo báo cáo, kết quả giải ngân đến ngày 15/5/ 2013 được 1.266,6 tỷ đồng. Gồm cấp sửa chữa thường xuyên 599,6 tỷ đồng, cấp sửa chữa định kỳ 667 tỷ đồng.

Về quỹ địa phương, Bộ trưởng Thăng cho hay, đã có 25 tỉnh thành lập quỹ, 10 tỉnh đã phê duyệt danh sách hội đồng quản lý quỹ, 17 tỉnh ban hành mức thu xe mô tô và 2 tỉnh đã mở tài khoản quỹ địa phương để tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ quỹ Trung ương.

Đề cập việc sắp xếp các trạm thu phí sử dụng đường bộ, Chính phủ cho biết, đến nay, trên hệ thống quốc lộ còn 37 trạm thu phí, trong đó, 33 trạm thu phí BOT và 4 trạm thu phí đã nhượng quyền thu phí cho các doanh nghiệp để lấy tiền đầu tư, sửa chữa đường bộ (trạm Phù Đổng, trạm Hoàng Mai, trạm Bàn Thạch trên quốc lộ 1 và trạm Bãi Cháy trên quốc lộ 18).

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành đàm phán với các nhà đầu tư để mua lại. Tuy nhiên, do chưa có tiền lệ và quy định cụ thể về việc mua lại quyền thu phí, nên việc đàm phán với các nhà đầu tư cũng cần có thời gian nhất định để đảm bảo sự công bằng và thống nhất với các nhà đầu tư. Hai bộ đang nỗ lực để hoàn thành việc đàm phán với các nhà đầu tư trong năm 2013, Bộ trưởng cho hay.

Theo quan điểm của Chính phủ, việc duy trì trạm thu phí BOT là hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 1 điều 49 Luật Giao thông đường bộ, vì phí sử dụng đường bộ thu trên đầu phương tiện dùng để chi cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ do ngân sách nhà nước đầu tư, còn phí sử dụng đường bộ thu trực tiếp tại các trạm BOT dùng để chi cho công tác quản lý, bảo trì và hoàn vốn đầu tư đường bộ do các nhà đầu tư BOT đã đầu tư. Do đó, không có hiện tượng phí chồng phí.

Chính phủ đánh giá, việc triển khai quỹ bảo trì đường bộ nhìn chung là thuận lợi. Công tác thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện là xe ô tô, về cơ bản đến nay đã được các chủ phương tiện chấp hành tốt, cơ quan thu phí đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ phương tiện tham gia nộp phí.

Tuy nhiên,  trong quá trình triển khai thực hiện có phát sinh một số vướng mắc, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải đã xử lý kịp thời. Như, cho phép nộp phí theo năm dương lịch, cho phép nộp phí theo tháng, không thu đối với xe không đăng ký lưu hành (xe chuyên dùng tại các cảng hàng không, sân bay, bến cảng, hầm mỏ…).

Riêng kiến nghị về thu phí đối với xe dùng cho công tác sát hạch, đào tạo lái xe, rơ moóc, hiện Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải đang tiếp tục nghiên cứu để sớm sửa đổi Thông tư 197/2012/TT-BTC cho phù hợp, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, báo cáo nêu rõ.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Khi các con số biết nói
  • Nguy cơ “thua trên sân nhà” vì hạn mức chi phí tiếp thị
  • Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang: “Khó khả thi”
  • Nhật ký nghị trường: Điệp khúc “soạn rồi sửa”
  • “Chính phủ không bao giờ không trung thực với Quốc hội”
  • Nhật ký nghị trường: Cờ đã đến tay…
  • Nới nợ công, tăng bội chi?
  • Đại biểu Quốc hội phê phán điều hành thị trường vàng của NHNN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi