Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nhất trí ban hành nghị quyết chuyên đề về xuất khẩu lao động

Chiều nay (14/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận về Báo cáo kết quả giám sát “Việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” của Đoàn giám sát UBTVQH.

Người lao động làm thủ tục ra nước ngoài làm việc

UBTVQH đã tán thành việc ban hành nghị quyết chuyên đề về vấn đề này trong thời gian sắp tới.

Đề xuất thí điểm thành lập một số trung tâm tạo nguồn lao động

Theo Báo cáo số 116/BC-CP của Chính phủ về việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hiện nay có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại  trên 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước tiếp nhận số lượng lao động lớn như Malaysia (khoảng 90.000 người), Hàn Quốc (khoảng 45.000 người). Chỉ tính riêng từ năm 2001 đến nay mỗi năm chúng ta đưa được khoảng trên 60.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Mỗi năm người lao động gửi về cho gia đình khoảng 1,6-2 tỉ USD, góp phần cải thiện đời sống của gia đình họ, đồng thời bổ sung nguồn vốn đầu tư cho xã hội rất lớn.

Tuy nhiên, Báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại trong công tác này như công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vẫn chưa đến được mọi người dân. Nhiều người dân chưa nắm được các quy định của pháp luật, dẫn đến việc bị kẻ xấu lừa đảo, thu tiền bất chính. Công tác quản lý Nhà nước còn bất cập.

Về định hướng trong thời gian tới, Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, để thúc đẩy hoạt động này ngày cành hiệu quả, bền vững cần quan tâm thực hiện các nhiệm vụ lớn như bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chỉ đạo tuyên truyền phổ biến về pháp luật lao động, tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp và địa phương triển khai đề dạy nghề và tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài.

Chính phủ cũng đề xuất với UBTVQH một số vấn đề như cho phép thí điểm thành lập một số trung tâm tạo nguồn lao động ở một số địa phương để cung cấp nguồn lao động cho các doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài, trên cơ sở đó, tổng kết, rút kinh nghiệm trình Quốc hội xem xét sửa đổi điều khoản của Luật đưa người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng và không đưa số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài vào hệ thống chỉ tiêu KT-XH của Quốc hội.

Giám sát thường xuyên việc đưa người đi làm việc ở nước ngoài

Báo cáo của Đoàn giám sát cho biết, về mặt chính sách, từ 2007 đến nay, để hướng dẫn Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền 15 văn bản quy phạm pháp luật và nhiều văn bản liên quan đáp ứng cơ bản khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này.

Tính đến tháng 6/2010, có 167 doanh nghiệp đang hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có 18 doanh nghiệp coi đây là hoạt động chính, còn lại là các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành.

Theo đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), trong tổng số 167 doanh nghiệp dịch vụ có khoảng 30% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao, 50% hoạt động trung bình và 20% hoạt động kém hiệu quả.

Đoàn giám sát cũng kiến nghị Quốc hội thường xuyên giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về vấn đề này. Đối với Chính phủ cần rà soát văn bản hướng dẫn thi hành luật để sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định mâu thuẫn, bất cập, tiếp tục cụ thể hóa nhằm bảo đảm tính thống nhất và khả thi.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh biện pháp xúc tiến mở rộng thị trường và xây dựng điều kiện hoạt động và cơ sở đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ; tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời thông tin đầy đủ, công khai về doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép; tăng cường công tác bảo hộ công dân...

Xử lý nghiêm vi phạm về xuất khẩu lao động

Trả lời về những các vấn đề mà UBTVQH đặt ra, Bộ trưởng LĐTBXH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, chúng ta quản lý lao động ngày càng chặt chẽ.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho biết, tình trạng lao động bị các công ty, cá nhân lừa đảo là có thật, do công tác tuyên truyền, phổ biến chưa rõ ràng, người lao động thiếu thông tin nên bị “cò mồi” lợi dụng.

Những doanh nghiệp vi phạm thường không đủ điều kiện và chức năng đưa lao động đi xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số công ty có giấy phép nhưng thiếu trách nhiệm với người lao động nên dẫn đến tình trạng “đem con bỏ chợ”.

“Chúng tôi đã kiểm tra và yêu cầu những doanh nghiệp này phải chấn chỉnh, nghiêm túc thực hiện đúng pháp luật và đúng cam kết với người lao động”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định.

Các đại biểu đều cho rằng, cần có chế tài nghiêm khắc chống tiêu cực, lừa đảo người lao động, bởi đa số người lao động đều ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, hoàn cảnh khó khăn.

Chủ trì thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn kết luận, qua đợt giám sát, các cơ quan có liên quan cần có đánh giá tổng thể có đề xuất về chiến lược trong thời gian tới.

(Theo Lê Sơn // Tin Chính phủ)

 

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi