Các nhà nghiên cứu Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) đã tìm ra phương thức làm chuột lơ lửng trong không trung bằng cách dùng nam châm. Thí nghiệm này hứa hẹn giúp các nhà khoa học tìm ra biện pháp ngăn ngừa những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe khi sống và làm việc trong tình trạng không trọng lực, như hiện tượng xốp xương ở phi hành gia.
39.Loa xếp
Sử dụng một loại giấy tái chế siêu bền, công ty OrigAudio ở Chicago (Mỹ) sáng chế chiếc loa nhỏ nhất thế giới (nặng chưa tới 500 gam) tự vận hành có công suất 1 watt. Quá trình lắp ráp rất đơn giản - khi cần thưởng thức âm nhạc, bạn chỉ việc xếp tờ giấy có gắn loa thành hình khối rộng 7,6 cm. Còn khi đi xa, bạn mở nó ra và đặt tờ giấy vào cặp đựng laptop. Loa xếp có thể dùng chung với bất kỳ thiết bị nào có khe cắm tai nghe và đang được bán trực tuyến qua trang web origaudio.com, với giá 16 USD (khoảng 300.000 đồng).
40. Có thể nhìn xuyên tường
Khi nâng cấp nhà cửa, gia chủ thường lo sợ ảnh hưởng tới đường dây điện, nước... âm trong tường. Công ty Walleye Technologies có lẽ đã tìm ra giải pháp: camera vi sóng cầm tay cho phép nhìn thấu qua tường. Nặng 1,4 kg và có giá không tới 500 USD (khoảng 9 triệu đồng), máy phát ra bức xạ thấp hơn điện thoại di động.
41. Đóng gói hàng hóa hiệu quả hơn
Johannes Schneider và các cộng sự ở Đại học Mainz (Đức) phát triển một thuật toán giúp phá kỷ lục về số lượng đĩa có kích cỡ khác nhau được xếp trong đường tròn nhỏ nhất. Thuật toán này giúp các doanh nghiệp cải thiện khả năng nhận biết lỗi hàng hóa ngay từ đầu và ngưng xuất hàng khi phát hiện mẫu mã không đạt tiêu chuẩn. Schneider tin rằng kỹ thuật của mình sẽ làm lợi cho các công ty đóng gói và vận tải tàu biển.
42. “Hệ thần kinh” của Trái đất
“Sức khỏe” Trái đất sẽ như thế nào khi một khu rừng bị phá trụi và mức tiêu thụ năng lượng tăng cao? Thật khó mà biết được vì dữ liệu môi trường được thu thập bởi nhiều nguồn khác nhau, khiến chúng ta không thể có được cái nhìn toàn cảnh. Với quan điểm “bạn không thể quản lý thứ mà bạn không thể đo lường”, Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) và tập đoàn công nghệ Cisco đã hợp tác phát triển hệ thống Planetary Skin – được ví như “hệ thần kinh” toàn cầu – có khả năng hợp nhất dữ liệu từ các bộ cảm biến theo dõi điều kiện thực tế trên cạn, dưới biển, trên không trung và không gian, qua đó giúp các ngành quyết định về giải pháp phòng ngừa cũng như đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Dự án thí điểm, sắp triển khai vào năm 2010, sẽ giúp theo dõi lượng khí carbon đang tích trữ trong các khu rừng nhiệt đới cũng như xác định vị trí những khu rừng đó.
43. Robot chim cánh cụt
Chim cánh cụt có thể vụng về trên mặt đất nhưng dưới nước, chúng là tay bơi, lặn cừ khôi. Sự nhanh nhẹn của chúng đã trở thành cảm hứng cho công ty Festo ở Đức phát triển AquaPenguin, robot có kích thước như chim thật với khả năng bơi lượn điêu luyện dưới nước. Phần cánh được cấu tạo bằng khung thép bao bọc bởi lớp silicon mềm dẻo, cho phép “chim” dễ dàng luồn lách trong môi trường chật hẹp. Mỗi con được trang bị hệ thống siêu âm 3 chiều giúp chúng tự định hướng và liên lạc với nhau để tránh va chạm. Đặc biệt, AquaPenguin hơn chim cánh cụt thật ở chỗ nó có khả năng bơi ngược. Festo dự định ứng dụng robot này vào các dây chuyền sản xuất tự động.
(Theo THỤY TRÚC (Theo Time) // Cần Thơ Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com