19. Tính lượng khí carbon do cá nhân phát thải
Trong khi các cuộc đàm phán về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn chưa có hồi kết, các nhà nghiên cứu Đại học Princeton (Mỹ) đưa ra sáng kiến: tính lượng khí carbon phát thải của từng cá nhân. Theo đó, những người giàu trên thế giới (bất kể ở nước nào) phải chịu trách nhiệm đối với hầu hết lượng khí thải CO2 trên Trái đất. Ý tưởng này có thể phá vỡ thế bế tắc xung quanh việc phân chia hạn mức thải khí giữa các nước phát triển và đang phát triển.
20. Tấm lợp năng lượng Mặt trời
Sản phẩm của công ty hóa chất Dow (Mỹ) vừa bảo vệ ngôi nhà vừa có chức năng phát điện, giống như tấm pin năng lượng Mặt trời. Powerhouse có thể được lợp trên mái nhà cùng tấm lợp bằng nhựa đường thông dụng, rẻ hơn từ 10-15% so với tấm pin Mặt trời hiện nay và thời gian lắp đặt cũng nhanh hơn.
21. Máy siêu âm cầm tay
Tập đoàn General Electric (GE) của Mỹ vừa trình làng thiết bị chẩn đoán hình ảnh Vscan mà họ gọi là “ống nghe thế kỷ 21”. Nhỏ gọn như điện thoại di động, Vscan có công năng không thua gì máy siêu âm cỡ lớn. Các bác sĩ có thể dùng nó để quan sát bên trong cơ thể, như siêu âm tim, siêu âm thai. Vscan, hiện chưa có mặt trên thị trường, hứa hẹn cải thiện điều kiện chẩn đoán bệnh, nhất là ở những vùng nông thôn hẻo lánh.
22. Gửi tin nhắn bằng suy nghĩ
Hồi tháng 4, Adam Wilson, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Wisconsin (Mỹ - ảnh), “viết” được 23 ký tự lên màn hình máy tính chỉ bằng ý nghĩ. Wilson sử dụng chiếc mũ có gắn điện cực (với chức năng giám sát những thay đổi của sóng điện não) để viết ra ký tự mà anh muốn lên màn hình máy tính. “USING EEG TO SEND TWEET” (dùng điện não đồ để tải thông tin lên Twitter) là nội dung của một trong những tin nhắn Wilson đã gửi lên mạng xã hội và tiểu blog Twitter.
Kỳ công trên đánh dấu một bước tiến quan trọng tiến tới việc thiết lập kênh giao tiếp cho những người mắc hội chứng “khóa trong” – liệt toàn thân, ngoại trừ phần mắt, nhưng tâm trí hoàn toàn tỉnh táo. Hạn chế của kiểu viết này là tốc độ vẫn khá chậm, nhanh nhất mỗi phút cũng chỉ viết được 8 ký tự.
23. Tàu thăm dò sao Thủy
Nếu Hệ Mặt trời có một hành tinh nóng như thiêu đốt, đó chính là sao Thủy – do chịu ảnh hưởng của bức xạ Mặt trời nên nhiệt độ bề mặt lên tới 426oC. Đây là nguyên nhân Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) không thể đưa tàu thăm dò lên sao Thủy từ năm 1975 tới nay. Tuy nhiên, Messenger - tàu thám hiểm sao Thủy mới của NASA - có thể chịu được sức nóng đó.
Được bao bọc bởi lớp gốm cách điện, tàu Messenger có khả năng chịu sức nóng lên đến 370oC. Vừa hoàn thành chuyến bay khảo sát cách bề mặt sao Thủy 228 km, Messenger dự kiến sẽ đi vào quỹ đạo hành tinh này vào năm 2011 để thăm dò hành tinh nhỏ nhất trong Thái dương hệ và nằm gần Mặt trời nhất.
24. “Mắt quay phim”
Rob Spence bị hỏng mắt bên phải từ năm lên 9. Khao khát phục hồi thị giác đã thôi thúc nhà làm phim Canada 37 tuổi này sáng chế thiết bị thay thế “cửa sổ” bên phải. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia công nghệ và nhà cung cấp máy quay phim OmniVision, Spence đang thử nghiệm thay mắt giả bằng máy quay mini không dây hoạt động bằng pin có khả năng ghi lại chính xác những gì anh nhìn thấy dưới dạng video kỹ thuật số.
(Theo THỤY TRÚC //(Theo Time, Answers.com) // Cần Thơ Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com