Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy

Một vị khách đến gõ cửa nhà bà Mary Reeser - phụ nữ luống tuổi về hưu sống tại bang Florida, Mỹ. Mãi không thấy ai ra, bà gọi thêm người phá cửa. Trong nhà, trên chiếc ghế bành, chủ nhân đã cháy thành than, chỉ còn một bàn chân đi giày vải, xung quanh, đồ đạc hầu như vẫn nguyên vẹn…

kukuy
Xác bà Mary Reeser được tìm thấy vào ngày 2 - 7 - 1951.

Sự việc này xảy ra vào năm 1951. Bà Reeser chỉ là một trong nhiều trường hợp được lịch sử ghi nhận là nạn nhân của cái chết rất lạ: tự bốc hoả thành than.

Vào năm 1660, dư luận Paris cũng từng rộn lên với vụ cháy “tự nhiên” của một phụ nữ nghiện rượu nặng, chỉ còn lại vài đốt ngón tay và chiếc sọ.

Điều lạ là trong mọi vụ cháy, các nạn nhân đều để lại dấu hiệu giống nhau: thân thể hoá than nhưng bao giờ cũng sót lại một bộ phận không cháy trụi, thường đó là cẳng chân hay bàn chân và lại còn nguyên vẹn đến kỳ lạ.

Người ta không hiểu lửa từ đâu ra, vì xung quanh nạn nhân, thường được tìm thấy trong tư thế ngồi trên ghế, lửa hầu như không gây hư hại. Chính vì vậy, các nhà quan sát thời đó không chút nghi ngờ, một mực cho rằng, lửa nhất thiết phải khởi phát từ phủ tạng của nạn nhân. Khởi phát từ một lý do… không rõ và bất ngờ, vì thế, tên gọi mà bấy lâu người ta vẫn gán cho hiện tượng bí ẩn trên là “Vụ cháy người tự phát”.

Cháy vì quá nhiều cồn trong máu?

Một giả thuyết khiến người ta nghĩ đến ngay, do nó được suy ra một cách tự nhiên từ những đặc trưng của các nạn nhân chính đều là những người nghiện rượu kinh niên. Nếu họ bốc cháy thì lý do có lẽ cũng rất đơn giản: nốc quá nhiều chất men, khiến rượu thấm vào cả cơ thể và chỉ cần một tia lửa là đủ làm họ bốc cháy.

Lập luận nghe có vẻ xuôi tai, nhưng kỳ thực quá vội vã, hấp tấp. Bác sĩ Mercier Guyon (Pháp) giải thích: Cứ lấy thử một tỷ suất khổng lồ là trong mỗi lít máu nạn nhân có đến 9g rượu, tương đương một lượng rượu có thể gây tử vong nếu nó được uống cạn một hơi.

Một lít máu cân nặng chừng 1000g, vậy tỷ lệ rượu ở đây là 0,9%: gí lửa vào một chất lỏng có độ cồn yếu đến vậy cũng chẳng khác gì thử đốt cháy nước giải khát soda! Và ngay cả khi toàn cơ thể người nghiện rượu có thấm chất men đến đâu đi nữa, nó cũng không thể bốc cháy.

Từ 1850, nhà hoá học Đức Justus von Liebig đã chứng minh rằng, không thể nào đốt cháy ra tro các mô của con người tẩm rượu pha loãng chỉ với một ngọn lửa đơn thuần.

Bốc lửa vì stress?

Lại có một giả thuyết được đưa ra như sau: con người lắm khi có thể đóng vai trò của những ắc-quy điện và thu sét. Những người có trí tưởng tượng hơn cả còn nói đến một dạng “tự sát tâm thần”: cơ thể bốc lửa dưới tác động của stress cao độ! Kỳ thực vấn đề không dễ dàng giải quyết như vậy.

Chẳng hạn, Thomas Krompecher, bác sĩ pháp y ở Đại học Lausanne (Thuỵ Sĩ) đã phải trăn trở: “Cơ thể con người được tạo ra bởi gần 70% là nước. Điều đó khiến việc đốt cháy là cực kỳ khó khăn!”.

John Irving Bentley ở Pennsylvania, <a class='atag' href='http://www.tinkinhte.com/Hoa_Kỳ/nd5-search.1/'>Hoa Kỳ</a>, đã tự bốc cháy trong buồng tắm nhà mình vào ngày Tháng 12/1966
John Irving Bentley ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, đã tự bốc cháy trong buồng tắm nhà mình vào tháng 12 - 1966.

Quả vậy, để đốt cháy một xác người cần một nhiệt độ rất lớn. Trong một lò đốt xác, để thiêu xác người thành tro phải đạt nhiệt độ 950 độ C, trong một tiếng rưỡi. Còn muốn đạt kết quả đó ở bên trong một ngôi nhà, phải dùng nhiên liệu như xăng.

Và kết quả sẽ ra sao?

Một ngọn lửa mạnh như vậy sẽ lan tỏa khắp ngôi nhà. Mà điều này lại không khớp với chuyện kể về các nạn nhân của chứng bốc hoả đáng sợ: các xác chết cháy thành than một phần, nhưng xung quanh rất ít bị ngọn lửa xâm hại.

Lời giải

Cuối cùng, các nhà khoa học cũng đưa ra được một đáp án hợp lý hơn cả. Đó là hiện tượng “hiệu ứng đèn cầy”, không có chút gì là siêu nhiên. Theo giả thuyết này, ngọn lửa được truyền lan sang thân thể của nạn nhân qua một nguồn bên ngoài, cứ thế thiêu cháy dần dần thân thể người đó như một ngọn sáp cháy vậy.

Đại thể, kịch bản bao giờ cũng như nhau: Bị một sự cố gì về tim hay bị ngã, một người tắt thở. Lửa từ một vật trung gian là thuốc lá, tẩu hay một đèn cầy, cháy lan ra áo quần, rồi cháy đến da và lớp mỡ nằm ngay dưới da.

Tiếp xúc với lửa, mỡ này tan ra nước, chảy ra bên ngoài thân thể, thấm vào quần áo đang bận trên người, đồ phủ ghế tựa trên đó nạn nhân đang ngồi.

Đồ vải thấm mỡ sẽ cháy từ từ trong nhiều giờ. Sự cháy này tạo ra và duy trì một ngọn lửa cháy đượm có nhiệt độ xấp xỉ 600 độ C, nó không làm hư hại được toàn gian phòng mà chỉ thiêu huỷ được xác chết trên đó nó được phát sinh ra.

Sự cháy chậm kéo dài có thể làm hư hại một số bộ phận của thân thể, nhưng vẫn không làm chúng cháy thành tro và để lại một số bộ phận hoàn toàn lành lặn.

Mark Benecke, bác sĩ pháp y tại Đại học Cologne (Đức) giải thích: lửa chỉ thiêu huỷ các mô của cơ thể người chết nằm phía bên trên ngọn lửa. Hai bàn chân và cẳng chân thường còn nguyên vẹn là do chúng nằm bên dưới ngọn lửa.

Lửa thường bắt cháy từ hai đùi của một người đang ngồi, hầu hết là những người già hay đứng tuổi - lớp người dễ gặp tai biến về tim khiến họ phải ngồi lỳ một chỗ - hoặc những người đang cơn say rượu khi thảm cảnh xảy đến. Chính rượu tạo thuận lợi cho loại tai nạn đó.

Trước hết, một ai đó khi say thì ít chú ý đến loại lửa mà họ đang cầm trong tay, sau nữa rượu góp phần làm hình thành mô béo, có nghĩa mỡ là chất đốt chính trong vụ cháy chậm này.

Rõ ràng, hiện tượng người cháy “tự nhiên” hay “tự phát” lâu nay chỉ là huyền thoại hoặc huyễn hoặc, được nuôi dưỡng bởi trào lưu văn học kinh dị thế kỷ 19 và đặc biệt trong các chuyện tranh vui của Mỹ sau này.

(Theo Bí ẩn nhân loại/Bee)

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị
  • Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam
  • Thăng trầm khoa học Nga
  • Khoa học cơ bản và tương lai của nước Nga (I)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Phương pháp tốt nhất để tăng cường trí nhớ tuổi già
  • Các nhà khoa học đã có thể “đọc” được giấc mơ
  • Hạt quả óc chó giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường
  • Aspirin làm giảm nguy cơ ung thư vùng đầu và cổ
  • Anh: Vắcxin mới chống lở mồm long móng động vật
  • Điều trị chứng run tay không cần phẫu thuật não
  • Thực phẩm chức năng có thể giúp điều trị bệnh tự kỷ