Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang

Dự án xây dựng tuyến đường trục nối khu đô thị Lạch Tray - Hồ Đông rộng tới 100 m tại TP Hải Phòng được khởi công cách đây 5 năm vẫn đang “giậm chân tại chỗ”. Lý do được đưa ra là có tới 52/85 hộ dân không chịu bàn giao đất cho dự án trong khi quyết định cưỡng chế thu hồi đất đã được UBND quận Ngô Quyền ban hành.

UBND quận Ngô Quyền áp dụng các văn bản để thực hiện công tác bồi thường cho các hộ dân tại phường Đông Khê nơi có dự án xây dựng tuyến đường huyết mạch Lạch Tray - Hồ Đông là thấu tình đạt lý, vậy tại sao dự án vẫn chậm triển khai ?

Từ văn bản

Ngày 28/3/2005, UBND TP Hải Phòng ban hành Quyết định 472/QĐ-UB về việc giao đất cho Cty TM đầu tư phát triển đô thị (nay là Cty TNHH MTV Thương mại đầu tư phát triển đô thị) để thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường rộng 100 m chạy qua phường Đông Khê, quận Ngô Quyền. Áp dụng theo Điều 130; khoản 6; Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Điều 2; QĐ: 472/QĐ-UB thì UBND Ngô Quyền có trách nhiệm ra quyết định thu hồi đất cụ thể tới từng chủ hộ, cá nhân đang sử dụng đất. Nhưng khi rà soát lại các văn bản pháp luật thì UBND quận Ngô Quyền thấy không thể thực hiện được điều này.


Dự án xây dựng tuyến đường trục nối khu đô thị Lạch Tray - Hồ Đông sau 5 năm vẫn chỉ là đường hoang

Chính vì vậy, ông Hoàng Xuân Kỳ trú tại Đông Khê đại diện cho 52 hộ dân có đơn khiếu nại gửi lên UBND Ngô Quyền về việc, tại sao một số hộ dân thuộc diện thu hồi đất cho dự án lại không nhận được quyết định thu hồi đất ?

Lý giải cho những thắc mắc trên, PV đã tìm hiểu việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong việc thu hồi, GPMB đất tại phường Đông Khê cho Dự án trên. Đó là, sau khi nhận được QĐ:472/QĐ-UB, UBND quận Ngô Quyền đã ra Thông báo 239/TB-UB, ngày 12/9/2005 giao cho Phòng TM & MT hướng dẫn các hộ dân tự kê khai đất, tổ chức kiểm kê để làm cơ sở lập phương án bồi thường và giúp UBND quận ra quyết định thu hồi đất.

Nhưng thực tế cho thấy, số diện tích đất nông nghiệp mà các hộ dân tại phường Đông Khê đang sử dụng trước đó lại chỉ được... xem xét giao đất theo phương thức tạm thời. Tức là, theo quy hoạch tổng thể xây dựng TP Hải Phòng đến năm 2010, thì UBND TP ra Chỉ thị: 17/CT-UB, ngày 19/5/2004 nội dung: “Trong khi chờ công bố chính thức quy hoạch chi tiết, toàn bộ vùng đất (kể cả đất nông nghiệp) chỉ được xét giao đất theo phương thức tạm thời”.

Đến thực tiễn 

Như vậy, đất nông nghiệp mà các hộ đang sử dụng tại phường Đông Khê không thể thực hiện theo Nghị định 64/CP, ngày 27/9/1993 về: giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Trong khi áp dụng theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Điều 2; QĐ 472/QĐ-UB của UBND TP Hải Phòng thì Q Ngô Quyền không thể ra QĐ thu hồi đất từng chủ hộ được.

Ví dụ: hộ gia đình ông Nguyễn Văn A có 2 nhân khẩu, được tạm giao 1.500 m2 để canh tác sử dụng. Hạn mức đất bình quân nhân khẩu nông nghiệp ở phường Đông Khê là: 350 m2/khẩu. Diện tích đất hộ gia đình được hưởng bồi thường là: 350 m2/khẩu x 2 khẩu = 700 m2. Diện tích còn lại 800 m2 chuyển bồi thường về UBND  phường Đông Khê, HTX nông nghiệp phường Đông Khê để điều tiết cho các hộ xã viên HTX còn thiếu về diện tích hoặc chưa được giao đất.

Vậy quyết định phải thể hiện thu hồi đất của hộ gia đình ông A là bao nhiêu ?! Có thành viên Hội đồng bồi thường quận cho rằng ghi thu hồi là 700 m2. Nếu như vậy khi hộ gia đình ông A không chấp hành bàn giao mặt bằng thì cơ quan chức năng chỉ có thể cưỡng chế thu hồi đất được 700 m2. Còn lại 800 m2 thì đứng tên ai ? Nếu quyết định thu hồi đất thể hiện diện tích thu hồi là 1.500 m2 thì đương nhiên hộ gia đình ông A phải đề nghị được bồi thường đất đủ 1.500 m2, không chấp nhận bồi thường 700 m2 vì thu hồi 1.500 m2 phải bồi thường đủ cho ông A theo đúng quy định của pháp luật.

Hơn nữa, số thửa đất bị thu hồi cũng khó thể hiện như thế nào cho đúng theo quy định. Nếu ghi theo diện tích đất được tạm giao canh tác, sử dụng thì số thửa đất bị thu hồi là đúng, nhưng nếu ghi theo diện tích được bồi thường theo hạn mức bình quân nhân khẩu thì có thể xảy ra trường hợp người sử dụng đất canh tác trên nhiều thửa đất, vậy thửa đất nào là thửa đất bị thu hồi mà hộ gia đình được bồi thường để thể hiện tại quyết định thu hồi đất ? Về chủ sử dụng đất: theo nguyên tắc, chủ thể đứng tên sử dụng đất để cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất là UBND phường, HTX nông nghiệp   phường Đông Khê chứ không phải là các hộ dân sử dụng, canh tác trên đất do các hộ chỉ được giao đất theo phương thức tạm thời.

Như vậy, nếu thể hiện tên hộ gia đình sử dụng đất thì sẽ mâu thuẫn về mặt diện tích đất, số thửa đất. Nếu ghi tên người được điều tiết vào quyết định thu hồi thì sẽ sai với quy định pháp luật.

Thấu tình, đạt lý !

Với tính chất phức tạp trong việc giải quyết việc thu hồi đất tại Dự án trên, UBND Q Ngô Quyền đã phải họp bàn vận dụng chính xác cả một “mớ bòng bong” các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó, UBND Q Ngô Quyền căn cứ theo quy định pháp luật, bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị thu hồi đất trong hạn mức đất được tạm giao. Trong đó, hỗ trợ chuyển đổi nghề: 1 lao động mất hoàn toàn ruộng đất canh tác là 2.000.000 đồng học nghề và phụ cấp; hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích được hỗ trợ 405.000 đồng/khẩu; thu hồi từ 31 – 50% đất thì được hỗ trợ bằng 5% mức giá; từ 51 – 70 % đất thì hỗ trợ 7% mức giá; trên 70% đất mức hỗ trợ sẽ bằng 10% mức giá. Ngoài ra, đối với các gia đình chính sách, hộ bị thu hồi 100% đất sản xuất cũng được hưởng mức hỗ trợ đặc biệt theo quy định pháp luật. Theo đó, tiền bồi thường phần diện tích đất ngoài hạn mức được chuyển về UBND phường hoặc HTX để điều tiết cho các hộ xã viên. Trong khi, theo Điều 9; khoản 2; Nghị định 197/2004/NĐ-CP thì, bồi thường chậm do người bị thu hồi đất gây ra, nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Để bù lại phần thiệt thòi này, UBND quận Ngô Quyền đã áp dụng Quyết định 377/QĐ-UBND, ngày 13/3/2007 của TP Hải Phòng để hỗ trợ thêm 70% mức giá đất nông nghiệp/1m2 đất sử dụng cho các hộ dân.

Hi vọng, con đường mang tên Đại lộ 13/5 (ngày giải phóng TP Hải Phòng) này sớm được GPMB.

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị
  • Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam
  • Thăng trầm khoa học Nga
  • Khoa học cơ bản và tương lai của nước Nga (I)
  • Khoa học cơ bản và tương lai nước Nga (II)
  • Giải mã bí ẩn về nguồn gốc của vải bông chéo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Phương pháp tốt nhất để tăng cường trí nhớ tuổi già
  • Các nhà khoa học đã có thể “đọc” được giấc mơ
  • Hạt quả óc chó giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường
  • Aspirin làm giảm nguy cơ ung thư vùng đầu và cổ
  • Anh: Vắcxin mới chống lở mồm long móng động vật
  • Điều trị chứng run tay không cần phẫu thuật não
  • Thực phẩm chức năng có thể giúp điều trị bệnh tự kỷ