Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lý tưởng khoa học

Mùa xuân năm 2003, Yau đã tuyển Xi-Ping Zhu – là trưởng khoa toán của ĐH Tôn Dật Tiên và Huai-Dong Cao, một giáo sư của ĐH Lehigh để làm sáng tỏ chứng minh của Perelman. Zhu và Cao đã nghiên cứu dòng Ricci dưới sự hướng dẫn của Yau. “Chúng ta phải hình dung ra liệu bài báo của Perelman có đứng vững không”, Yau nói với họ. Yau bố trí cho Zhu làm việc ở Harvard trong suốt năm học 2005 – 2006.

Vai trò quyết định

Henri Poincaré: Toán học không đẹp không đáng để hiểu biết

Vào tháng 6.2006, tạp chí Asian Journal of Mathematics cho đăng bài báo của Zhu và Cao. Bài báo của Zhu và Cao dài hơn 300 trang và chiếm trọn số tháng 6 của tạp chí A.J.M. Nội dung của bài báo là dành để xây dựng lại nhiều kết quả về dòng Ricci của Hamilton, kể cả kết quả mà Perelman đã dùng trong chứng minh của ông và rất nhiều thứ khác trong chứng minh đó. Trong phần mở đầu, Zhu và Cao đã thừa nhận là Perelman đã “mang vào nhiều ý tưởng mới giúp hình dung ra những bước quan trọng để vượt qua những trở ngại chính còn tồn đọng trong chương trình của Hamilton”. Tuy nhiên, họ viết, họ “buộc phải thay thế một số lập luận then chốt của Perelman bằng những cách tiếp cận mới dựa trên những nghiên cứu của chúng tôi, vì chúng tôi không hiểu được những lập luận gốc của Perelman, những lập luận rất căn bản để hoàn tất chương trình hình học hoá”. Các nhà toán học từng quen thuộc với chứng minh của Perelman đã phản đối ý tưởng nói rằng Zhu và Cao đã đóng góp những cách tiếp cận quan trọng đối với bài toán Poincaré. “Perelman đã làm điều đó và cái mà ông đã làm là hoàn chỉnh và đúng đắn”, John Morgan – một nhà toán học nói. “Tôi không thấy họ đã làm được gì khác”.

Vào đầu tháng 6, Yau bắt đầu tuyên truyền công khai về chứng minh. Ngày 3.6, tại viện Toán của ông ở Bắc Kinh, Yau đã tổ chức một cuộc họp báo. Giám đốc điều hành của viện này, với ý định giải thích về những đóng góp tương đối của các nhà toán học khác nhau đã từng làm việc về bài toán Poincaré, nói “Hamilton đã đóng góp trên 50%, nhà toán học Nga Perelman khoảng 25%, và các nhà toán học Trung Quốc như Yau, Zhu, Cao và những người khác khoảng 30%”. Yau nói thêm, “Căn cứ vào tầm quan trọng của bài toán Poincaré, thì các nhà toán học Trung Quốc đã đóng vai trò 30% là điều không dễ dàng gì. Đó là một đóng góp rất quan trọng”.

“Để làm một công trình lớn, anh cần phải có một đầu óc thuần khiết. Anh khi đó chỉ có thể nghĩ về toán học mà thôi. Mọi thứ khác đều là điểm yếu của con người. Chấp nhận các giải thưởng là phô bày điểm yếu”.

Mikhail Gromov (nhà hình học người Nga)

Ngày 12.6.2006, một tuần trước khi hội nghị về lý thuyết dây của Yau khai mạc ở Bắc Kinh, tờ South China Morning Post thông báo “Các nhà toán học của đại lục đã góp phần công phá “một bài toán thế kỷ” sẽ giới thiệu phương pháp luận và những phát minh của họ với Stephen Hawking... Yau Shing-Tung, người đã tổ chức chuyến viếng thăm của Hawking và cũng là thầy của Cao, nói rằng ngày hôm qua ông đã giới thiệu những phát minh của ông với giáo sư Hawking vì ông tin rằng tri thức đó sẽ giúp cho Hawking nghiên cứu sự hình thành của các lỗ đen”.

Vi phạm đạo đức

Toán học phụ thuộc vào sự cộng tác hơn nhiều lĩnh vực khác. Phần lớn các bài toán đòi hỏi phải có những sự hiểu biết sâu sắc của một vài nhà toán học mới có thể giải được. Nghề nghiệp này cũng đã tạo ra một tiêu chuẩn để công nhận đóng góp của các cá nhân, tiêu chuẩn này cũng rất nghiêm ngặt như các quy tắc chi phối chính bản thân toán học vậy. Như Perelman đã từng nói, “Nếu mọi người đều trung thực, thì việc chia sẻ các ý tưởng là điều tự nhiên thôi”. Nhiều nhà toán học xem hành vi của Yau đối với bài toán Poincaré như là sự vi phạm đạo đức cơ bản và lo ngại về sự đổ vỡ mà nó gây ra cho chính nghề nghiệp của họ. “Chính trị, quyền lực, và sự kiểm soát không có vai trò chính đáng trong cộng đồng của chúng tôi, nhưng chúng lại đe doạ sự liêm chính trong lĩnh vực của chúng tôi”, Phillip Griffiths nói.

Huai-Dong Cao (trái) và Xi-Ping Zhu (phải)

Perelman

Trước khi tới St. Petersburg, chúng tôi đã gửi cho Perelman một số email theo địa chỉ tại viện Toán Steklov, với hy vọng thu xếp cuộc gặp gỡ, nhưng ông đã không trả lời. Sau nhiều lần lui tới đặt cuộc hẹn tại nhà riêng, cuối cùng chúng tôi cũng gặp Perelman ở đại lộ Nevsky. Perelman nhắc đi nhắc lại rằng ông đã rút lui ra khỏi cộng đồng toán học rồi và không còn coi mình như một nhà toán học chuyên nghiệp nữa. Ông nói rằng đã rất chán nản trước cảnh đạo đức nghề nghiệp trong cộng đồng của ông. Chúng tôi hỏi ông có đọc bài báo của Zhu và Cao hay không, ông đáp “Tôi hoàn toàn không rõ là họ có những đóng góp cụ thể nào. Rõ ràng là Zhu không hiểu những lập luận của tôi và đã làm lại nó”.

Được trao huy chương Fields đã buộc Perelman cắt đứt hoàn toàn với nghề nghiệp của mình. “Chừng nào tôi không còn được chú ý nữa, tôi đã có một sự lựa chọn”, Perelman giải thích. “Hoặc là làm một điều gì đó xấu xí” – như làm ngậu xị về chuyện thiếu tính liêm chính của cộng đồng toán học – “hoặc nếu tôi không làm những chuyện như vậy và được coi như con chim cảnh. Giờ đây, khi tôi đã trở nên rất nổi tiếng, tôi không thể là con chim cảnh, chẳng nói năng gì. Đó chính là lý do tôi phải ra đi”. Chúng tôi hỏi ông, khi từ chối nhận huy chương Fields và giã từ nghề nghiệp của mình, ông có loại bỏ khả năng vẫn còn có ảnh hưởng đến lĩnh vực của ông không. “Tôi không phải là nhà chính trị!”, ông đáp một cách gắt gỏng. Perelman không nói là việc từ chối nhận giải Fields cũng có nghĩa là sẽ từ chối giải thưởng 1 triệu đôla của viện Clay hay không. “Tôi còn chưa quyết định có nhận giải thưởng này hay không chừng nào mà nó chưa được trao”, ông nói.

Mikhail Gromov, nhà hình học người Nga, nói rằng ông hiểu logic của Perelman: “Để làm một công trình lớn, anh cần phải có một đầu óc thuần khiết. Anh khi đó chỉ có thể nghĩ về toán học mà thôi. Mọi thứ khác đều là điểm yếu của con người. Chấp nhận các giải thưởng là phô bày điểm yếu”. Những người khác có thể coi việc Perelman từ chối nhận giải Fields là sự kiêu ngạo, Gromov nói, nhưng những nguyên tắc của ông thật đáng khâm phục. “Nhà khoa học lý tưởng này làm khoa học và không quan tâm đến điều gì khác”, ông nói. “Ông muốn sống với lý tưởng đó. Giờ đây, tôi không nghĩ là ông thực sự đang sống trên cái bình diện lý tưởng ấy. Nhưng ông muốn như vậy”.

( Theo Phạm Văn Thiều // SGTT Online)

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • “Bản danh sách của Schindler” được định giá 2,2 triệu USD
  • Ba nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kô-va-lep-xkai-a
  • Các nhà khoa học nói về 'đá lạ' ở Phú Thọ
  • Nữ hoàng Cleopatra tự tử hay bị bức tử?
  • Cái chết bí ẩn của Alexander Đại đế
  • Sự xuất hiện những vòng tròn bí ẩn ở nước Anh: “Người giời” hay trò PR?
  • Nhà thám hiểm lừng danh đã gieo rắc bệnh tật?
  • Người ngoài hành tinh đã có mặt trên Trái đất?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Phương pháp tốt nhất để tăng cường trí nhớ tuổi già
  • Các nhà khoa học đã có thể “đọc” được giấc mơ
  • Hạt quả óc chó giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường
  • Aspirin làm giảm nguy cơ ung thư vùng đầu và cổ
  • Anh: Vắcxin mới chống lở mồm long móng động vật
  • Điều trị chứng run tay không cần phẫu thuật não
  • Thực phẩm chức năng có thể giúp điều trị bệnh tự kỷ