Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Căng thẳng thị trường giấy

Bên cạnh các nguồn nhiên liệu như than, điện, nước, hóa chất, xăng dầu, chi phí vận chuyển... lần lượt được điều chỉnh tăng cao, hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành giấy cũng đang phải đối mặt với giá nguyên liệu giấy tăng mạnh. Để đối phó với thực trạng này, các ngành sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu giấy buộc phải tăng giá sản phẩm...

* Chi phí đầu vào tăng mạnh

Từ đầu năm đến nay, gần như giá nguyên liệu giấy được điều chỉnh tăng theo chu kỳ 15 ngày hoặc 1 tháng/lần và đẩy giá bột nguyên liệu giấy ở mức cao kỷ lục. So với cuối năm 2009, giá bột giấy cao cấp đã tăng khoảng 30% và hiện ở mức 900-950 USD/tấn; giá giấy OCC (giấy loại- giấy nguyên liệu làm bao bì) là 350 USD/tấn. Nếu như thời điểm cuối năm 2009, giá các loại giấy vụn thu mua vào khoảng 800 - 1.000 đồng/kg thì đến thời điểm này tăng lên 3.500 - 3.700 đồng/kg; giá nhập khẩu giấy cùng loại này khoảng 5.000 đồng/kg.

Các doanh nghiệp sản xuất giấy công nghiệp hiện đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn trước tốc độ tăng của giá nguyên liệu giấy. 

Theo Hiệp hội Giấy Việt Nam, sự biến động mạnh giữa tỷ giá USD và VND trong thời gian qua là nguyên nhân chính làm tăng giá nguyên liệu giấy nhập khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu giấy còn phải đối mặt với việc tăng lương nhân công, tăng giá các nguyên liệu phụ phẩm, than, dầu, đặc biệt là điện, nước. Cũng theo Hiệp hội giấy, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước còn bị áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam (chiếm khoảng 30% thị phần) về đầu ra sản phẩm và của việc mua nguyên liệu đầu vào.

Hiện nay, nguồn nguyên liệu giấy sản xuất trong nước phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu, chiếm gần 2/3. Số còn lại, các doanh nghiệp tự sản xuất. Tuy nhiên, do nhập khẩu khoảng 50% nguyên liệu cho việc tự sản xuất này nên sản xuất giấy trong nước ngày càng khó khăn. Theo dự đoán của các ngành hữu quan, đây là một trong những nguyên nhân góp phần tiếp tục đẩy giá giấy tăng cao trong thời gian tới.

Mặt khác, hiện nay khoảng 72% nguyên liệu sản xuất giấy là sản phẩm giấy loại. Trên thực tế, lượng giấy loại thu gom để tái sản xuất giấy trong nước chỉ chiếm 32%, số còn lại phải nhập khẩu. Những nghịch lý trong chính sách thuế áp dụng cho mặt hàng giấy loại được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lượng hàng nhập siêu lớn. Bởi theo qui định, giá nhập khẩu giấy loại được áp dụng mức thuế là 0%, như vậy khi mua nguồn nguyên liệu này để sản xuất các doanh nghiệp chỉ phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT). Còn với nguồn hàng trong nước, nếu người bán không có hóa đơn (mà nguồn hàng này hiện chiếm tỷ trọng khá lớn) thì doanh nghiệp sản xuất phải đóng 3% (thuế thu nhập cho người bán lẻ) và cộng thêm phần thuế VAT theo qui định.

* Tiếp tục căng thẳng

Trước tình cảnh tăng giá liên tục của nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp ngành giấy phải điều chỉnh tăng giá sản phẩm với các loại giấy in, giấy viết, giấy in báo từ 5-20%, tùy theo loại và thương hiệu. Theo mức giá bán lẻ tại các nhà sách, cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm trên thị trường, giá tập viết các loại tăng từ 5-15%; các loại sổ tay tăng từ 10-20%, vào khoảng 300-2.000 đồng/cuốn; các loại giấy in (loại giấy A4) tăng 15-20% đồng/gram, hiện có giá bán 70.000 – trên 80.000 đồng/gram, tùy theo loại. Ông Hoàng Thế Nhiệm, Cửa hàng trưởng Nhà sách Fahasa Cần Thơ, cho biết: “Từ đầu năm đến nay, giá các sản phẩm làm nguyên liệu giấy, đặc biệt là sản phẩm tập viết, liên tục điều chỉnh tăng, với mỗi lần tăng 5-10%. Tuy nhiên, nếu tính ra giá thành thì mỗi sản phẩm tăng không quá lớn, khoảng vài trăm đến vài đồng/sản phẩm nên thực tế không ảnh hưởng đến sức tiêu thụ. Thị trường sách và văn phòng phẩm bắt đầu vào mùa cao điểm, theo thông tin từ phía các nhà cung cấp, thời gian tới giá các sản phẩm này sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng.

Giới sản xuất giấy công nghiệp cũng đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn trước tốc độ tăng của giá nguyên liệu giấy. Ông Phan Quang Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Bao bì Miền Tây, cho biết: Giá nguyên liệu tăng, giá thành sản phẩm cũng được điều chỉnh tăng theo nhưng vẫn không thể bù lỗ. Sự khan hiếm và tăng giá của nguồn nguyên liệu giấy đầu khiến công suất của nhà máy hiện chỉ đạt khoảng 50% so với trước đây. Việc hoạt động không ổn định này công ty phải chịu tăng thêm nhiều khoản phí, đưa giá thành sản xuất tăng như không chạy hết công suất lò hơi và nhiều nhân công lao động đã nghỉ việc. Đây là mối lo ngại lớn nhất bởi khi vào mùa sản xuất cao điểm hoặc thị trường nguyên liệu ổn định việc tìm kiếm người lao động khá khó khăn. So với cuối năm ngoái, sản phẩm giấy xeo đã được điều chỉnh tăng 70-80%, với mức tăng này có thể bù đắp được chi phí đầu vào. Riêng sản phẩm bao bì hiện doanh nghiệp đang gặp lỗ do chỉ tăng được 10-20%, với số tăng này chưa bằng một nửa so với mức tăng của nguồn nguyên liệu đầu vào.

Hiện đang bước vào mùa kinh doanh cao điểm nên các doanh nghiệp ngành giấy không thể giảm năng suất sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp đều khẳng định, nếu giá nguyên liệu giấy vẫn tiếp tục căng thẳng thì việc tiếp tục điều chỉnh giá sản phẩm từ giấy tăng trong thời gian tới là khó thể tránh khỏi dù doanh nghiệp luôn nêu cao tinh thần tiết kiệm chi phí sản xuất, chấp nhận giảm lợi nhuận.

 

(Theo Bài, ảnh: Khánh Nam/CanTho)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Lào: Ngành công nghiệp chế biến tăng trưởng cao
  • Tiếp sức công nghiệp hỗ trợ
  • Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ
  • ĐBSCL mở rộng diện tích trồng mía lên 90.000ha
  • Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi: Ngày càng phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu
  • Muối ngoại “giết” muối nội
  • Công nghiệp văn hoá: cần xác định loại hình mũi nhọn
  • Khi nhà máy ép nông dân bán mía non
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container