Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cây bông vải "tìm đường" sang Campuchia

Sẽ có khoảng 20.000 ha cây bông vải được DN Việt Nam hợp tác đầu tư với Campuchia để tận dụng lợi thế về đất đai và điều kiện khí hậu rất phù hợp với loại cây này.

Sau hơn 30 năm tồn tại từ nông trường đến hộ nông dân, diện tích cây bông vải ở nước ta đã có những năm đạt được 30 nghìn ha, năng suất bình quân 12 tạ/ha, đã đáp ứng được từ 10- 12% nguyên liệu cho ngành dệt may. Nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt của các cây màu cùng vụ tận dụng nước trời khác như bắp, đậu nành, diện tích cây bông vải không những không giữ vững mà còn tuột dốc. Đã có thời điểm vùng Đông Nam bộ được xem là vùng phát triển bông trọng điểm, thì đến nay xem như bị xóa sổ dù năng suất có những vụ đạt 18 tạ/ha và giá thu mua bông hạt từ 8.000 đồng/kg lên tới 12.000 đồng/kg.

Trước thực tế không mấy sáng sủa đó, để tồn tại và tự khẳng định những tiến bộ về lai tạo giống, kĩ thuật trồng, chăm sóc, Cty Cổ phần Bông Việt Nam - một trong những đơn vị chủ lực của ngành bông vải hiện nay, đã tìm đường sang Campuchia hợp tác. Nếu so với các vùng trồng bông ở nước ta như miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ thì lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu ở Campuchia thích hợp cho cây bông vải phát triển hơn nhiều. Ở đó không có hoặc có rất ít những trận mưa bão cuối vụ nếu bông sử dụng nước trời, đất rộng, bằng phẳng, người thưa, đủ điều kiện để mở rộng diện tích nếu có hiệu quả kinh tế.

Từ suy nghĩ đó, năm 2007 Cty Cổ phần Bông Việt Nam đã cử cán bộ sang nước bạn tìm hiểu. Được Bộ Nông nghiệp Campuchia và Bộ NN-PTNT Việt Nam chấp thuận, bước đầu Cty đã hợp đồng trồng bông với các nông hộ ở hai tỉnh Batdambang và Ratavakiri với hình thức bán giống, hướng dẫn kĩ thuật trồng chăm sóc và thu mua toàn bộ sản phẩm với giá thoả thuận. Những suy tính ban đầu của Cty đã được hiệu quả trồng bông ở Campuchia trả lời. Cùng lúc đó, Cty Seladamex Co., Ltd của nước bạn nhìn thấy tiềm năng cũng muốn đầu tư trồng loại nguyên liệu này. Họ tìm đến Cty bàn phương án hợp tác.

Niên vụ bông 2008, công ty bạn mua 1 tấn giống bông lai VN012 là giống bông chống được sâu bệnh, năng suất lí thuyết đạt 5-6 tấn/ha. Cty Cổ phần Bông Việt Nam đã cử cán bộ kĩ thuật sang giúp bạn tổ chức sản xuất. Cuối vụ thu hoạch năng suất bình quân đạt 14 tạ/ ha. Tiếp đến niên vụ 2009 công ty bạn đã mua 5 tấn giống tương đương trồng được 1.000 ha, vụ này năng suất bình quân vẫn giữ 14 tạ/ha. Kết quả khả quan đó đã mở ra triển vọng phát triển diện tích bông ở nước bạn. Niên vụ bông 2010 họ đã mua 11 tấn giống. Cty Cổ phần Bông Việt Nam đã thực hiện đúng cam kết như cử cán bộ, chuyên gia đến hướng dẫn kĩ thuật trồng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bạn.

Nhìn lại 3 năm tìm “hộ chiếu” cho giống cây bông vải Việt Nam xuất ngoại, Giám đốc Cty Cổ phần Bông Việt Nam- Trần Anh Hào cho biết: Đây được xem là hướng mở tích cực khi chúng ta phát triển được bông trang trại. Điều quan trọng là hiện chưa có giống bông nào trong vùng ưu thế hơn giống bông mà ta lai tạo được. Còn để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong hợp đồng kinh tế, chúng tôi đang ráo riết hoàn tất thủ tục lập công ty cổ phần với bạn để mở rộng diện tích ít nhấp cũng phải được 20.000 ha để đưa cơ giới hoá vào việc trồng bông vải. Có vậy mới khắc phục được việc phát triển bông nhỏ lẻ như ở Việt Nam.

Tuy nhiên để thực hiện được phương án đó thì việc thuê mướn đất đai phải được cụ thể hoá bằng luật pháp nước bạn. Và nếu phương án cổ phần hoá không thực hiện được thì việc tìm “hộ chiếu” cho giống cây bông vải cũng chỉ là giải pháp tình thế. Bởi cũng như Việt Nam, trước đây ở Campuchia bông vải đang là cây trồng mới, chưa có sự cạnh tranh gay gắt với các cây trồng khác, nhưng liệu 5-10 năm nữa lợi thế này có còn không?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bình- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Vinatec (TPHCM), nguyên Chủ tịch Hiệp hội Bông vải Việt Nam cho rằng: "Về điều kiện cần thì Campuchia được đánh giá là nước có tiềm năng để cây bông vải phát triển như đất đai màu mỡ, bằng phẳng, khí hậu thổ nhưỡng thích hợp. Điều đó đã được các nghiên cứu của Pháp cũng như Việt Nam công nhận. Nhưng để cây bông vải phát triển dược thì yếu tố cần chưa đủ mà phải có chủ trương từ Chính phủ".

(Báo Nông nghiệp Việt Nam)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Trung Quốc sẽ vẫn thống lĩnh thị trường đất hiếm?
  • Công nghiệp 8 tháng: Sự đảo ngược của 2009
  • Ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu: Phục hồi mạnh mẽ
  • Mạnh tay với tranh mua mía nguyên liệu
  • Phát triển ngành lô-gi-stíc ở Việt Nam
  • "Thị trường in ấn Việt Nam đang có nhiều hứa hẹn"
  • Bao giờ nhà máy đường đủ mía?
  • Đại sứ Nhật cảnh báo về công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container