Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Thị trường in ấn Việt Nam đang có nhiều hứa hẹn"

(Ảnh minh họa: Internet).
Tổng Lãnh sự Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh Somchai Powcharoen cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái Lan nên đầu tư vào ngành công nghiệp in ấn của Việt Nam, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Somchai được báo Bưu điện Bangkok dẫn lời nói rằng dù Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn nhưng gần đây nhu cầu tại đây đã và đang tăng nhờ sức tiêu thụ của tầng lớp trung lưu nhích lên.

Ông nói thêm “ngành quảng cáo đã bắt đầu cất cánh tại Việt Nam và thị trường này có tiềm năng rất lớn do chi tiêu của lớp trẻ đang gia tăng.”

Ông Somchai cũng cho rằng kinh tế Việt Nam đang tiếp tục tăng và sẽ tăng trưởng với nhịp độ từ khoảng 5% hiện nay lên 6-7% vào cuối năm nay.

Theo Tổng Lãnh sự Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho dù Việt Nam thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài trong ngành in ấn nhưng các nhà đầu tư Thái Lan vẫn gặp nhiều thách thức vì vấn đề rào cản ngôn ngữ và thuê văn phòng làm việc.

Việc lập liên doanh với các nhà đầu tư Việt Nam sẽ mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp Thái lợi thế tiếp cận với người tiêu dùng và dễ dàng có được giấy phép đầu tư kinh doanh, song lại để cho người khác có tiếng nói trong các quyết định làm ăn.

Các doanh nghiệp Thái Lan cần đi đầu trong tiếp cận lĩnh vực đó trước khi thị trường bão hòa. Hiện có một số công ty Nhật Bản và Singapore đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh và họ muốn thuê người Thái Lan nhưng vào thời điểm hiện nay mới chỉ có hai công ty Thái Lan có mặt ở đó.

Các sản phẩm tiêu dùng Thái đang khá phổ biến tại Việt Nam nhờ có giá cả cạnh tranh so với những sản phẩm của Trung Quốc.

Ngoài ra, điều đáng chú ý nữa là cho dù Việt Nam có khả năng sản xuất được những mặt hàng tương tự nhưng người dân vẫn chuộng mua hàng Thái./.
 
T.N. Tiến (Vietnam+)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Bao giờ nhà máy đường đủ mía?
  • Đại sứ Nhật cảnh báo về công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
  • TS. Phạm Gia Minh: Công nghiệp phụ trợ loay hoay mãi chưa lớn
  • Dài cổ chờ bán muối
  • Công nghiệp vẫn ngóng vốn
  • Công nghiệp phụ trợ Hà Nội: Khi “bạn lo, ta ngại”
  • Ám ảnh công nghiệp hỗ trợ
  • Công nghiệp hỗ trợ: Thiếu chủ động từ DN nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container