Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đại sứ Nhật cảnh báo về công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển là trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào 2020.

Năm 2015, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ thực hiện đầy đủ lộ trình tự do buôn bán hàng hóa khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), nếu không có năng lực cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ, công nghiệp chế tạo của Việt Nam sẽ bị suy thoái do sản phẩm nhập khẩu tăng, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp cũng sẽ rời Việt Nam... Đây là những cảnh báo được ông Mitsuo Sakaba, Đại sứ Nhật Bản tại VN đưa ra tại cuộc họp báo diễn ra hôm qua 14.9, trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Theo đại sứ Mitsuo Sakaba, sự hợp tác công nghiệp giữa Nhật Bản và Việt Nam, trọng tâm là công nghiệp chế tạo, sẽ trở thành nền tảng phát triển mạnh mẽ cho quan hệ kinh tế hai nước. Ông Sakaba cho biết trong khoảng một năm rưỡi qua, ông đã đề nghị Chính phủ Việt Nam nỗ lực trong phát triển công nghiệp hỗ trợ. Một bản đề xuất gồm 10 biện pháp để giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được xây dựng từ ý kiến của các chuyên gia Nhật Bản cũng đã được ông Sakaba gửi tới Chính phủ Việt Nam.

Đáng lưu ý, đại sứ Mitsuo Sakaba cho rằng nhiều cán bộ của Việt Nam không hiểu sự khác biệt trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ với việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hiện liên quan tới khá nhiều đầu mối, bao gồm Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục-Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam... Vì thế, Đại sứ Sakaba cho rằng Việt Nam cần phải xác định được cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực này.

(Thanh niên)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • TS. Phạm Gia Minh: Công nghiệp phụ trợ loay hoay mãi chưa lớn
  • Dài cổ chờ bán muối
  • Công nghiệp vẫn ngóng vốn
  • Công nghiệp phụ trợ Hà Nội: Khi “bạn lo, ta ngại”
  • Ám ảnh công nghiệp hỗ trợ
  • Công nghiệp hỗ trợ: Thiếu chủ động từ DN nội
  • Giá trị sản xuất công nghiệp các tỉnh ven biển miền trung - Tây Nguyên tăng 34%
  • Phát triển công nghiệp trung du, miền núi Bắc Bộ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container