Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc sẽ vẫn thống lĩnh thị trường đất hiếm?

Giá đất hiếm tăng mạnh do Trung Quốc ngừng xuất khẩu. Các hãng sản xuất đang đẩy mạnh tìm kiếm nguồn thay thế.

Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Những năm 1980, ông Đặng Tiểu Bình từng khẳng định đất hiếm là tài nguyên quý của Trung Quốc, cũng giống như tài nguyên dầu mỏ ở Trung Đông.

Trung Quốc hiện có trữ lượng đất hiếm chiếm 35%, và đáp ứng 95% nhu cầu tiêu thụ của toàn thế giới. 65% sản lượn đất hiếm của Trung Quốc dành phục vụ nhu cầu nội địa. Với một số đất hiếm loại nặng như dysprosium, Trung Quốc thậm chí chiếm gần như 100% thị phần.

Nhật Bản là nước tiêu thụ 1/5 sản lượng đất hiếm toàn thế giới, sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất ô tô và điện tử.

Kể từ năm 2006, Trung Quốc bắt đầu thể hiện vai trò thống lĩnh thị trường đất hiếm giống như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu OPEC đã làm với thị trường dầu mỏ. Mỗi năm, Trung Quốc cắt giảm khoảng 5-10% sản lượng xuất khẩu.

Không chỉ Nhật mà nhiều nước khác đang tỏ ra lo ngại về sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu này từ Trung Quốc.

Hồi tháng 9, Nhật đã chỉ trích Trung Quốc vì cho rằng nước này đã cấm xuất khẩu đất hiếm để trả đũa việc Nhật bắt giữ thuyền trưởng của họ.

Các thương nhân Nhật cho biết nguồn hàng của họ bị ách lại ở các cảng của Trung Quốc hàng tuần lễ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc khẳng định không hề can thiệp đến hoạt động xuất khẩu loại tài nguyên này.

Hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm tháng 7/2010 giảm 40%, đẩy giá tăng mạnh. Giá cerium oxide tăng 6 lần so với hồi đầu năm 2010 và tăng 20 lần so với năm 2005.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đất hiếm dùng cho sản xuất các thiết bị công nghệ cao lại có xu hướng tăng mạnh.

Sản lượng tiêu thụ năm 2010 dựa báo lên tới 125.000 tấn ( giá trị tương đương 2 tỷ USD) so với 85.000 tấn (500 triệu USD) vào năm 2003. Nhu cầu tiêu thụ có thể còn tăng khoảng 70% trong 5 năm tới.

Trung Quốc cấm xuất khẩu đất hiếm viện cớ việc khai thác đất hiếm sẽ gây nhiều hệ lụy cho môi trường. Song thực tế, lý do chính là ở chỗ Trung Quốc muốn các hãng sản xuất của nước ngoài mở rộng hoạt động tại Trung Quốc.

Thị trường quốc tế dường như không chịu nhượng bộ, và ngay lập tức phải đối mặt với khó khăn mới. Nguồn nguyên liệu hạn hẹp đã đẩy giá tăng chóng mặt buộc các hãng sản xuất phải nhanh chóng tìm kiếm nguồn thay thế.

Dự kiến, Australia and in California sẽ khai thác và sản xuất đất hiếm trở lại trong vòng 4 năm tới sau khi đã ngừng hoạt động từ năm 2002.

Ngoài ra, các mỏ đất hiếm tại Việt Nam và Ấn Độ cũng bắt đầu cung cấp nguyên liệu kể từ năm 2012. Do vậy, thị phần của Trung Quốc có thể sẽ giảm còn 15%.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp 8 tháng: Sự đảo ngược của 2009
  • Ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu: Phục hồi mạnh mẽ
  • Mạnh tay với tranh mua mía nguyên liệu
  • Phát triển ngành lô-gi-stíc ở Việt Nam
  • "Thị trường in ấn Việt Nam đang có nhiều hứa hẹn"
  • Bao giờ nhà máy đường đủ mía?
  • Đại sứ Nhật cảnh báo về công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
  • TS. Phạm Gia Minh: Công nghiệp phụ trợ loay hoay mãi chưa lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container