Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu: Phục hồi mạnh mẽ

Với mức tăng 23, 22% so với cùng kỳ năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt mức tăng trưởng khá, cho thấy ngành công nghiệp của tỉnh đang phục hồi mạnh mẽ.

Con số thống kê cho thấy, 8 tháng đầu năm nay, với 188 dự án ngành công nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị SXCN của tỉnh (trừ dầu) thực hiện  37.236,9 tỷ đồng, đạt 69,9% kế hoạch năm, tăng 23,23% so cùng kỳ 2009.

Nhiều bứt phá

Khu vực dân doanh có tỷ trọng tăng trưởng cao nhất so cùng kỳ với mức tăng 52,31% (tương đương giá trị thực hiện 10.011,5 tỷ đồng); Khu vực vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 13.424,0 tỷ đồng, tăng 22,38%; Khu vực quốc doanh thực hiện 13.801,4 tỷ đồng, tăng 8,88%. 21/28 sản phẩm trong rổ sản phẩm công nghiệp của tỉnh tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó 8 sản phẩm tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung (23,22%) gồm: thép với mức tăng so cùng kỳ năm 2009 là 146,89%, bulong ốc vít với 116%, Quần áo may sẵn tăng 78,46%; đóng mới tàu cá tăng 41,94%; đá xây dựng tăng 34,82%; Vải giả da XK tăng 30,98%; nước đá tăng 30%; xi măng tăng 28,64%. Trong đó có 3 SP đã bứt phá về đích trước thời hạn là bulong ốc vít con tán (đạt 118,79% KH năm), quần áo may sẵn (đạt 112,52% KH năm); đá XD (đạt 110,46% KH năm). Với đà này, khả năng tăng trưởng SXCN của tỉnh trong năm 2010 đạt 18% hoàn toàn trong tầm tay như bà Hường đã nói. Như vậy, so với KH đặt ra ban đầu, mức tăng trưởng sẽ vượt 6,67% (KH đặt ra cho năm 2010 là 11,33%).

Những yếu tố mới

Kết quả này trước hết là do sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đã tạo đà cho nền kinh tế trong nước phát triển. Nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng mạnh đã khơi thông thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp. Điều tiên quyết nữa là các doanh nghiệp của tỉnh khá nhạy bén trong việc tận dụng thời cơ để đẩy mạnh sản xuất, góp thêm vào thị trường những sản phẩm mới, đưa sản phẩm tiếp tục vươn mạnh ra các thị trường mới, tạo thế phát triển ổn định và bền vững. Có thể kể đến hàng loạt sản phẩm có giá trị và có tên tuổi đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng SXCN của tỉnh trong năm nay như: Thép Possco; Xi măng Cẩm Phả; các sản phẩm gia công cơ khí của Vietubes, Alpha ECC... Trong đó, Thép Posco tuy mới góp mặt nhưng đã cho sản lượng khá cao. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm nay, sản lượng thép cán của Posco đã đạt tới 538.183 tấn, trị giá xuất khẩu trên 2.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần  sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu của những sản phẩm cùng loại có mặt từ lâu như: Vinakyoeil; Thép Việt, Thép miền Nam. Hay một sản phẩm mới vừa góp mặt trong tháng 8, cũng hứa hẹn sản lượng sản xuất và xuất khẩu khoảng 12 triệu sản phẩm /tháng trong năm đầu và công suất tăng lên gấp đôi sau một năm đi vào hoạt động - đó là sản phẩm móc áo của Công ty TNHH Tri Loan (KCN Đông Xuyên - TP Vũng Tàu). Xi măng Cẩm Phả cũng vừa có thêm thị trường mới vào hồi cuối tháng 7 vừa qua là thị trường Campuchia với lô hàng đầu tiên xuất sang thị trường này có khối lượng 670 tấn. Đây cũng là lô hàng khởi động cho hợp đồng xuất 36.000 tấn xi măng Cẩm Phả (giai đoạn 1) sang Campuchia.

Cũng trong cuộc đua phát triển SX, mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp đã cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ. Đơn cử như Công ty TNHH Vietubes (khu công nghiệp Đông Xuyên, TP Vũng Tàu). Ông Nguyễn Văn Minh - Tổng Giám đốc Vietubes cho biết: Trong 8 tháng đầu năm nay, Vietubes đã đầu tư thêm 2 triệu USD mua sắm thiết bị, nâng cấp dây chuyền sản xuất, để nâng cao năng lực SX, đáp ứng nhu cầu sản lượng cho khách hàng. Dự kiến sắp tới công ty sẽ đầu tư thêm khoảng 3 triệu USD nữa để đưa năng lực SX từ 12,5 ngàn tấn/năm hiện nay lên 50 ngàn tấn năm trong năm tới. Riêng năm 2010, Viettubes phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu hơn 5,5 triệu USD, bằng gần 170 % so với năm 2009.

Khó khăn chưa hết

“Khả năng tăng trưởng SXCN trên địa bàn tỉnh trong năm 2010 đạt khoảng 18%” - đó là khẳng định của bà Trần Thị Hường - Giám đốc Sở Công thương. Tuy nhiên, dù dự báo một cách khả quan về tăng trưởng hoạt động SXCN trên địa bàn trong năm 2010. nhưng theo bà Trần Thị Hường, còn nhiều khó khăn chờ đón các doanh nghiệp SXCN của cả nước nói chung và của BR-VT nói riêng. Đó là những tác động bất lợi từ phía khách quan như: thời tiết, dịch bệnh, giá cả đầu vào, lãi suất ngân hàng vẫn chưa ổn định và nhất là khan hiếm lao động ngành may, hải sản, giày...

Tại thời điểm này, Công ty cổ phần may xuất khẩu Vũng Tàu đã phải từ chối một số đơn hàng lên đến hàng trăm ngàn USD do không đủ lực lượng lao động để sản xuất. Một số  doanh nghiệp ngành may khác đang có hướng thu hẹp xuất khẩu, chuyển sang kinh doanh nội địa vì hiệu quả cao hơn. Nhóm hàng nông lâm sản thì mùa vụ còn bấp bênh; Nhóm hàng hải sản thì còn khó khăn về nguyên liệu... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn chịu sức ép rất lớn từ hậu khủng hoảng và những tác động bất lợi của thị trường... Trước thực trạng này, Sở công thương khuyến cáo các doanh nghiệp: duy trì đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở mở mũi nhọn chuyển dịch cơ cấu theo hướng có lợi thế, hiệu quả và hướng ra thị trường nước ngoài. Những ngành cần chú trọng hướng tới là những ngành sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ. Một mặt, các doanh nghiệp cũng nên cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm để mở rộng sang các thị trường tiềm năng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục là “bà đỡ” của doanh nghiệp. Đặc biệt các đơn vị, tổ chức, hiệp hội làm đầu mối xúc tiến thương mại, sẽ hỗ trợ tích cực về mặt chính sách, thủ tục, pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nhiều thị trường mới...

Riêng Sở Công thương sẽ thực hiện các giải pháp rà soát lại hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; Đề xuất các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường tìm kiếm thị trường, hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu và kích cầu tiêu dùng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp.

(Theo Hà My // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Mạnh tay với tranh mua mía nguyên liệu
  • Phát triển ngành lô-gi-stíc ở Việt Nam
  • "Thị trường in ấn Việt Nam đang có nhiều hứa hẹn"
  • Bao giờ nhà máy đường đủ mía?
  • Đại sứ Nhật cảnh báo về công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
  • TS. Phạm Gia Minh: Công nghiệp phụ trợ loay hoay mãi chưa lớn
  • Dài cổ chờ bán muối
  • Công nghiệp vẫn ngóng vốn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container