Nhiều năm đã trôi qua, ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô của Việt nam vẫn quanh quẩn ở vạch xuất phát |
Sau nhiều năm phát triển, có thể nói ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp ô tô của Việt Nam dường như vẫn đang ở con số không.
Để sản xuất ra một chiếc ô tô, hãng Toyota cần có 1.600 nhà cung cấp các loại chi tiết, linh kiện; hãng Meccedes cũng có khoảng 1.400 doanh nghiệp cung cấp trong khi đó ở Việt Nam, liên doanh Toyota Việt Nam, nhà sản xuất lắp ráp ô tô lớn nhất hiện nay mới chỉ có 11 doanh nghiệp cung cấp các phụ tùng đơn giản như ắc quy, dây điện, tấm che nắng, linh kiện nhựa, linh kiện cao su…
Quanh quẩn vạch xuất phát
Dù đã có hơn 10 năm tuổi nhưng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa thật sự thành hình. Theo PGS.TS Phan Đăng Tuất, nếu ví ngành công nghiệp ô tô như một quả núi thì các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp là phần ngọn, còn phần quan trọng nhất là chân núi chính là công nghiệp phụ trợ. Song ngành công nghiệp phụ trợ, sẽ là hơi quá nếu nói “vẫn là con số không” tuy nhiên nếu áp vào những tiêu chuẩn và thực tế của một ngành công nghiệp ô tô hoàn chỉnh thì xem ra quả là một thực tế cần phải thừa nhận.
Ông Tuất dẫn chứng, mỗi chiếc xe hoàn chỉnh cần ít nhất 20.000 - 30.000 chi tiết với hàng nghìn linh kiện, trong khi đó, số doanh nghiệp sản xuất linh kiện hiện còn quá ít với con số trên dưới 60, chưa kể là các doanh nghiệp đó chỉ làm được một số loại sản phẩm như săm, lốp, dây điện…
Nhìn sang nước láng giềng Thái Lan, mặc dù cái tên chưa thể hiện rõ trên bản đồ công nghiệp ô tô thế giới (nước này hầu hết chỉ làm xe Pick-up) nhưng cũng đã có đến trên 1.000 doanh nghiệp phụ trợ. Trong khi đó tại Việt Nam, con số này chỉ là vài chục doanh nghiệp. Quá nhỏ bé so với 11 liên doanh doanh và hơn 40 doanh nghiệp trong nước đang sản xuất lắp ráp ô tô hiện nay.
Manh mún
Sự thiếu thống nhất trong việc chọn dòng xe chiến lược của các thành viên VAMA mới đây cho thấy một thực tế, các doanh nghiệp hiện đang mạnh ai người ấy làm. Mỗi người có một hướng, một chiến lược riêng. Thị trường Việt Nam nhỏ song xuất hiện rất nhiều mẫu mã, chủng loại xe. Đây chính là khiếm khuyết lớn nhất của ngành và của các doanh nghiệp.
Theo ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hóa chất (Bộ Công thương), còn có một mối nguy nữa đối với các doanh nghiệp ô tô trong nước. Đó chính là sự đầu tư manh mún của các doanh nghiệp này. Đã có những doanh nghiệp nội địa đầu tư 40 - 50 tỷ đồng để lắp ráp ô tô, các công đoạn khó khác, chẳng hạn như sơn tĩnh điện, thì đi thuê.
PGS.TS Phan Đăng Tuất đã đưa ra một so sánh vui về tình trạng đầu tư manh mún của hầu hết các doanh nghiệp ô tô Việt Nam: “Ở gần nhà tôi có một bà chủ đầu tư hơn 20 tỷ đồng để làm dịch vụ áo cưới mà vẫn còn kêu thiếu. Trong khi đó, tôi thấy có doanh nghiệp lại đầu tư chưa đến 10 tỷ đồng để làm ô tô. Thật sự không hiểu nổi. Ngay như Vinaxuki, để làm chiếc thùng xe tải nhẹ doanh nghiệp này đã phải đầu tư đến cả triệu USD”.
Để phát triển công nghiệp phụ trợ, cần có doanh nghiệp đầu tàu và tăng tính liên kết giữa các doanh nghiệp. |
"Hậu quả của việc chậm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sẽ thấy rõ trong vòng 5, 10 năm sau", Ông Mitsuo Sabaka, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhận xét. Theo phân tích này thì do cam kết trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), 10 năm sau, sẽ miễn thuế nhập khẩu hầu như toàn bộ các sản phẩm nhập từ các nước ASEAN. Riêng đối với ô tô thì lộ trình giảm thuế nhập khẩu xuống 0% là năm 2018. Và như vậy nhiều doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động tại Việt Nam, sẽ buộc phải lựa chọn chiến lược tiếp tục sản xuất tại Việt Nam hay nhập khẩu và bán các sản phẩm đã sản xuất tại các nước ASEAN khác.
Tuy nhiên làm thế nào để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thì lại là vấn đề không đơn giản. Theo kinh nghiệm của nước láng giềng Thái Lan, phải mất từ 15 đến 20 năm để tạo ra một ngành công nghiệp phụ trợ lớn mạnh. Ở Việt Nam, vào tháng 7 năm 2007, một quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đã được phê duyệt. Tuy nhiên, kế hoạch hành động cụ thể như ai làm, làm khi nào, làm cái gì để triển khai quy hoạch này được các chuyên gia cho rằng chưa rõ ràng. Ông Sabaka cho rằng, tại thời điểm đó, chưa có sự nhận thức rằng vấn đề công nghiệp phụ trợ là vấn đề cấp bách và vì nội dung chính sách dàn trải trên nhiều phương diện nên không có riêng một cơ quan bộ ngành nào đảm nhiệm. Một chuyên gia về công nghiệp ô tô thế giới đã đưa ra lời khuyên đáng suy ngẫm. Đó là công nghiệp ô tô Việt Nam cần phải làm 2 việc, một là phải có ít nhất một doanh nghiệp thật sự mạnh và nổi trội đủ để “làm gương” cho các doanh nghiệp khác, hai là các doanh nghiệp cần phải liên kết với nhau đặc biệt là giữa các doanh nghiệp trong nước với các liên doanh. Hyundai giới thiệu Equus 2010 Hyudai vừa tung ra mẫu xe du lịch hạng sang Equus 2010. Hãng này cho biết, ngay từ giai đoạn chuẩn bị thiết kế, Hyundai đã thăm dò hàng loạt ý kiến của những doanh nhân thành đạt, những chính trị gia ở độ tuổi 40 - 50 nhằm mang lại một sản phẩm thực sự có thể làm hài lòng đối tượng khách hàng này. Chính vì vậy, Equus có đầy đủ các phẩm chất và đẳng cấp về độ sang trọng, tiện nghi, sự an toàn cần phải có. Equus sử dụng hai động cơ hoàn toàn mới của Hyundai, đó là động cơ Lambda V6 3,8 lít và động cơ Tau V8 4,6 lít. Equus còn được các chuyên gia đánh giá là chiếc xe đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, thoải mái và rất tiện dụng
(Theo Phương Hà // Báo Doanh nhân)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com