Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Muối Cần Giờ chờ người mua

Làm muối ở Cần Giờ - Ảnh: Vân Khánh

Nông dân huyện Cần Giờ còn tồn trên 10.000 tấn muối vàng của niên vụ 2009 - 2010 chưa tiêu thụ được. Sản lượng muối trắng niên vụ mới 2010 - 2011 cả huyện đã thu hoạch khoảng 32.000 tấn, đến hết vụ dự báo chỉ đạt trên 50.000 tấn, giảm gần 50% so niên vụ trước.

Sản lượng ít, nhưng giá muối lại đang có chiều hướng giảm, diêm dân Cần Giờ đang đứng ngồi không yên.

Lượng ít, giá kém

Trong niên vụ muối 2009 - 2010, huyện Cần Giờ còn tồn đến 10.000 tấn muối vàng và 1.500 tấn là muối trắng. Hầu hết doanh nghiệp thu muối trắng để cung cấp cho các nhà máy chế biến thực phẩm. Giá muối trắng chênh lệch không nhiều so với giá muối vàng nên cho dù được hỗ trợ vốn để thu mua muối tồn trong dân, doanh nghiệp không thu mua muối vàng để khỏi phải tốn thêm công chế biến lại.

Ông Lê Văn Thơm, Phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ lo lắng vì lượng muối vàng tồn kho càng để lâu càng rớt giá, từ 620 – 640 đồng/kg hồi đầu tháng 3/2011, đến giờ dân vận chuyển muối từ chòi ra đến ghe mà đại lý thu mua chỉ còn 500 – 550 đồng/kg.

Còn với muối trắng, sau khi thu mua hết số lượng còn tồn của niên vụ trước với giá 750 đồng/kg, các doanh nghiệp đang thu mua muối cho niên vụ mới. Sản lượng muối trắng năm nay giảm đến gần 50%, đến đầu tháng 3/2011, cả huyện đã thu hoạch khoảng 32.000 tấn, đến hết vụ dự báo chỉ đạt trên 50.000 tấn.

Nguyên nhân giảm sản lượng là do diêm dân thấy giá muối thấp nên chần chừ vào vụ chậm gần hai tháng, khi sắp thu hoạch lại gặp thời tiết lạnh trước và sau tết, rồi hai cơn mưa trái mùa đột ngột đổ xuống nên muối trôi khá nhiều.

Mặc dù sản lượng muối vụ mới này ít, nhưng diêm dân chẳng hy vọng được giá vì số lượng thu mua của các doanh nghiệp đang rất chậm, mà giá chỉ còn 690 đồng/kg. Không được mùa lại mất giá, cõng thêm các chi phí tăng, diêm dân Cần Giờ nhìn ruộng muối mà lo lắng từng ngày.

Diêm dân không có khả năng vay ngân hàng

Vì không có khả năng tiêu thụ, diêm dân ở những khu vực ruộng muối vàng đã bỏ đất trống. Huyện đang vận động diêm dân ở những khu vực này và cả khu vực làm muối trắng sản xuất theo phương pháp trải bạt lót ruộng vì muối thu hoạch từ ruộng trải bạt ít tạp chất, đủ độ trắng dễ bán sẽ gỡ gạt lại thu nhập. Tuy nhiên, chi phí đầu tư lót bạt khá cao, khoảng 50 triệu đồng cho một héc ta, mà doanh nghiệp thu mua muối làm từ ruộng trải bạt không chênh lệch giá bao nhiêu so với sản xuất muối thông thường, nên diêm dân cũng chẳng mặn mà đầu tư.

Diêm dân nhìn ruộng muối mà lo lắng từng ngày - Ảnh: Vân Khánh

Hiện cả huyện có 1.560 héc ta ruộng muối ở ba xã Lý Nhơn, Thạnh An, Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, nhưng chỉ mới có 62 héc ta ruộng muối của Hợp tác xã (HTX) muối Tiến Thành ở Lý Nhơn sản xuất theo phương pháp trải bạt. Để chuyển diện tích sản xuất muối này, HTX đã chủ động chạy vốn gần 3 tỉ đồng mua bạt bán thiếu cho xã viên trả chậm trong 3 năm và chấp nhận thu mua muối từ ruộng trải bạt với giá cao hơn muối trắng làm trên nền ruộng thông thường 12%.

Ông Phan Thành Thuộc, Chủ nhiệm HTX muối Tiến Thành cho biết, sản lượng muối từ ruộng trải bạt niên vụ vừa qua cao hơn 40% so với sản xuất thông thường nên xã viên muốn nhân rộng thêm. Do vốn hạn hẹp, HTX chỉ dám cam kết cho thêm 30 xã viên đầu tư trên 50 héc ta nữa trong niên vụ này.

Như vậy, theo kế hoạch của ngành nông nghiệp TPHCM, niên vụ 2010 - 2011, Cần Giờ phải có 200 héc ta ruộng muối trải bạt có khả năng không đạt. Chính quyền thành phố đã yêu cầu ngành nông nghiệp làm việc với các ngân hàng giúp diêm dân vay vốn trả chậm trong vòng 3 - 4 năm với lãi suất 0%, nhưng theo ông Thuộc, điều này cũng khó thực hiện vì hiện nay 90% người làm muối ở Cần Giờ còn nợ ngân hàng.

Các ngân hàng ngại cho vay thêm vì thấy khả năng khó thu hồi vốn nếu mỗi hộ làm muối có đến hai món nợ cũ và mới. Do vậy, muốn hỗ trợ diêm dân chuyển đổi phương thức sản xuất năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, được giá cao, theo ông Thuộc, chính quyền huyện và ngành nông nghiệp thành phố cần vận động các doanh nghiệp đứng ra làm đầu mối vay vốn, mua bạt cho diêm dân làm muối và thu mua muối như cách HTX muối Tiến Thành đang làm.

Việc này cần làm nhanh trong tháng ba vì vụ muối thu hoạch tốt nhất đến hết tháng tư.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Không thể công nghiệp hoá nếu nông nghiệp và nông thôn trì trệ
  • “Đòn gió” trong kinh doanh
  • Tiếp tục hạn chế đầu tư nước ngoài trong sản xuất thuốc lá
  • Cả nước còn tồn 220.000 tấn muối
  • Giấy ngoại rẻ hơn giấy nội
  • Xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị xử lý nước thải theo công nghệ Johkasou
  • Ngành giấy không sợ thiếu nguyên liệu
  • Lúng túng thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container