Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bỏ hạn ngạch và điều tiết bằng chính sách thuế

Thu hoạch được 97.666 tấn muối, nhưng chỉ mới tiêu thụ được 29.306 tấn, huyện Cần Giờ còn tồn 68.360 tấn muối. Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị chính sách lâu dài cho ngành sản xuất muối trong nước.


Sản xuất muối được mùa nhưng giá muối thấp. Ảnh: C.N

Thời tiết thuận nhưng giá bất lợi

Thời tiết nắng nóng kéo dài, 675 hộ sản xuất muối ở huyện Cần Giờ đáng lý vui mừng vì sản lượng muối thu được tăng vọt, chỉ trong 5 tháng đầu năm đã được 97.666 tấn, tăng 32.410 tấn so với 5 tháng đầu năm 2009. Thế nhưng, giá muối cứ giảm mãi từ tháng 3.2010 đến nay, lại thêm số lượng bán được quá ít khiến diêm dân đứng ngồi không yên.

Đến hết tháng 5, cả huyện mới tiêu thụ được 29.306 tấn, trong đó hợp tác xã muối Tiến Thành mua 2.286 tấn, công ty cổ phần Tập đoàn muối miền Nam mua 20.000 tấn, phần còn lại do thương lái mua. Số muối còn tồn đến hơn 2/3 sản lượng thu hoạch và có khả năng nhiều hơn nữa vì một số ruộng muối chưa thu hoạch. Giá muối hồi đầu vụ được 1,2 triệu đồng/tấn, nay giảm còn 600.000 – 700.000 đồng/tấn, thậm chí có nơi còn 400.000 – 500.000 đồng/tấn, thấp hơn giá thành sản xuất.

Nguyên nhân giá muối giảm không chỉ do các vùng sản xuất muối trong nước đều trúng mùa (5 tháng đầu năm, sản lượng muối của cả nước đạt 726.000 tấn, tăng 76,2% so với cùng kỳ năm 2009) mà còn do giá muối thế giới năm nay ở mức thấp (30 – 35USD/tấn). Riêng Cần Giờ, ngoài yếu tố cung – cầu, việc không có kho chứa muối ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán. Kho chứa muối của diêm dân tại các xã còn tạm bợ, không đủ chứa nên bà con nhiều nơi để muối ngoài ruộng và che bằng bạt nhựa. Lo không đảm bảo giữ được muối trong mùa mưa, diêm dân chấp nhận bán giá thấp.

Theo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. HCM, việc bộ Công Thương cấp hạn ngạch nhập khẩu 170.000 tấn muối ngay từ đầu vụ sản xuất góp phần tạo tâm lý hoang mang cho diêm dân và các doanh nghiệp chế biến muối, nên khi vừa thu hoạch thấy sản lượng cao, diêm dân đã tranh nhau bán, các đầu nậu được dịp ép giá bán muối của diêm dân. Trong khi đó, bên cạnh muối nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan vào thị trường Việt Nam, nhất là muối chế biến nhập khẩu đang gây khó khăn cả cho đơn vị chế biến muối, còn có một lượng nhập khẩu muối ngoài hạn ngạch thuế quan từ cuối năm 2009 đến nay vẫn tiếp tục về nhiều, mặc dù thuế nhập khẩu cao gấp 2 - 3,5 lần mức thuế trong hạn ngạch.

Thu hoạch muối. Ảnh: C.N

Cần chính sách dài lâu

Trước những thiệt hại của diêm dân bởi giá muối sụt giảm, bộ Công Thương đã thống nhất với bộ Tài chính, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tạm dừng cấp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 90.000 tấn muối còn lại theo kế hoạch và kiểm tra việc sử dụng muối nhập khẩu, tránh lợi dụng nhập khẩu để buôn bán ảnh hưởng đến muối sản xuất trong nước. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp nhất thời.

Theo Sở Công Thương TP.HCM, sản xuất muối mang tính xã hội cao, cần được quan tâm cụ thể thông qua chính sách khuyến khích diêm dân và các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất và chế biến sản phẩm sạch, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, đất ven biển. Về lâu dài, TP.HCM kiến nghị Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển ngành muối như cho dự trữ lưu thông đối với mặt hàng muối như đối với mặt hàng gạo nhằm bình ổn giá khi được mùa như hiện nay; có chính sách hỗ trợ các đơn vị chế biến xuất khẩu muối.

Chính phủ và các bộ, ngành cần rà soát, kiểm tra ngay việc nhập khẩu và tiêu thụ muối của các đơn vị được cấp hạn ngạch, không để xảy ra tình trạng xin nhập khẩu muối phục vụ công nghiệp nhưng lại đưa vào lưu thông trong tiêu dùng. Để thuận tiện cho việc quản lý và kiểm tra giám sát, bộ Công Thương không nên cấp hạn ngạch cho quá nhiều đơn vị, mà cần chọn một số doanh nghiệp lớn có năng lực sản xuất, thu mua chế biến, xuất nhập khẩu ở nhiều nơi để dễ điều tiết cung cầu trong tiêu dùng và sản xuất, ổn định giá cả. Các bộ cần tiến tới xóa bỏ hạn ngạch và điều tiết, kiểm soát mặt hàng này bằng các chính sách thuế để tăng thu ngân sách và hạn chế phát sinh mất ổn định giá muối.

Để tháo gỡ những khó khăn trước mắt cho diêm dân ở huyện Cần Giờ, sở Công Thương đã kiến nghị UBND thành phố hỗ trợ vốn vay lãi suất 0% (có thể lấy từ quỹ bình ổn giá của thành phố) cho doanh nghiệp nhà nước thu mua muối (Tập đoàn muối miền Nam, công ty Muối thương mại Cần Giờ) để thu mua hết số lượng 68.360 tấn muối còn tồn; cho diêm dân, hợp tác xã, tổ hợp tác vay để xây dựng nhà kho chứa muối tạm trữ, chờ khi giá cao sẽ bán, tránh lỗ cho diêm dân.

Đồng thời, UBND thành phố yêu cầu các tổ chức tín dụng và ngân hàng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị được vay vốn để thu mua muối của diêm dân và đầu tư xây dựng kho bãi chứa muối.

( Theo Các Ngọc // SGTT Online)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Lại một mùa muối... đắng!
  • Các ngành vào cuộc bình ổn thị trường phân bón
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về thu hút FDI
  • “Xanh hóa” sản xuất công nghiệp
  • Căng thẳng thị trường giấy
  • Lào: Ngành công nghiệp chế biến tăng trưởng cao
  • Tiếp sức công nghiệp hỗ trợ
  • Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container