Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Muối vẫn chưa hết... đắng

Dù Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 100% lãi suất cho diêm dân sản xuất từ nay cho đến ngày 31.12.2010, nhưng hầu hết diêm dân Bạc Liêu không vui. Vui sao được khi vụ muối vừa qua, cả tỉnh tồn đọng hơn 200.000 tấn không có người mua.

Tuy nhiên, hàng ngàn diêm dân vẫn còn hy vọng khi Bộ NNPTNT lên tiếng đề nghị mua muối tạm trữ tại kho dự trữ quốc gia, dù số lượng không đáng kể.

Tồn đọng kỷ lục

Năm 2010, Bạc Liêu sản xuất 3.487ha muối (trong đó 50ha sản xuất theo mô hình trải bạt), sản lượng thu hoạch 266.092 tấn (muối trắng 36.719 tấn, trong đó mô hình trải bạt 8.089 tấn), đạt 214,59 % kế hoạch. Tuy nhiên, giá thu mua muối đen từ 250–350 đồng/kg và muối trắng từ 400–700 đồng/kg đã thật sự làm cho đời sống diêm dân rơi vào khó khăn. Họ trữ lại không bán vì càng bán càng lỗ. Lượng muối tồn đọng lên đến hơn 200.000 tấn. Ông Nguyễn Văn Út - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bạc Liêu - lý giải: "Năm nay nắng nóng kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất muối. Mặt khác, chúng tôi cũng đã chuyển giao công nghệ sản xuất muối trả bạt nhựa nên năng suất rất cao. Có thể nói vụ muối năm 2010, Bạc Liêu trúng mùa nhất từ trước đến nay".

Dù trúng mùa, nhưng hơn 1.750 hộ diêm dân với 6.108 nhân khẩu chẳng mấy vui vì giá muối xuống thấp kỷ lục. Vào chính vụ, muối đen chỉ còn 250 đồng/kg, muối trắng 400 đồng/kg, nhưng không phải lúc nào cũng có người mua. Ông Nguyễn Trường Hận - Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hải – than thở: "Năm nay muối trúng mùa, những tưởng đời sống diêm dân đỡ khổ, nào ngờ giá thấp quá nên chẳng lãi bao nhiêu, nhiều hộ còn lỗ vốn".

Do muối trắng đồng không có người mua nên khi trời rớt hạt mưa, nhiều diêm dân không có tiền để mua vật liệu cất trữ muối. Trước tình cảnh này, UBND tỉnh Bạc Liêu xuất ngân sách hơn 1 tỉ đồng cho diêm dân mua vật dụng dự trữ, tránh muối tan theo mưa.

Dân cần giá muối hợp lý

Ông Lê Thanh Nghị - diêm dân ấp Danh Điền, xã Điền Hải, huyện Đông Hải - cho biết, năm nay tự bỏ tiền đầu tư 10ha sản xuất muối bằng phương pháp trải bạt, thu về hơn 20.000 giạ, nhưng chẳng lãi được bao nhiêu. Ông kiến nghị: "Chính phủ nên có chính sách bình ổn giá muối sao cho có lợi cho diêm dân, chớ như năm nay, mới đầu vụ đã có chủ trương nhập muối khiến thương lái ép giá chịu không nổi".
Ông Nguyễn Văn Ba - xã viên HTX Điền Hải nói, vụ muối vừa rồi tính toán hết chi phí chỉ thu chưa đến 7 triệu đồng. Ông than thở: "Phải cho muối đen có giá chừng 700 đồng/kg, muối trắng 1.200 đồng/kg, diêm dân mới thoát nghèo. Giá rẻ quá, làm sao có lãi cho được".

Để giải quyết khó khăn cho diêm dân, Chính phủ chính thức hỗ trợ 100% lãi suất cho bà con đầu tư sản xuất từ nay đến hết năm 2010. Tuy nhiên, Bạc Liêu đã chính thức bước vào mùa mưa, đồng nghĩa với vụ muối kết thúc. Vì vậy, chính sách hỗ trợ này chỉ thích hợp cho vụ muối năm sau.

Làm việc với tỉnh Bạc Liêu ngày 22.6, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hồ Xuân Hùng đã đề nghị TCy Lương thực Miền Bắc tiến hành ngay việc thu mua muối tạm trữ với giá có lợi do diêm dân. Thứ trưởng cũng hứa sẽ quy hoạch Bạc Liêu thành vùng sản xuất muối công nghiệp của cả nước, bên cạnh muối ăn để đảm bảo người làm ra hạt muối sống được bằng nghề.

Bạc Liêu nổi tiếng với cây lúa, con tôm và hạt muối. Tất cả đều có thương hiệu, nhất là muối Bạc Liêu từng được xuất khẩu sang Nhật Bản và được thị trường này chấp nhận; vậy mà hạt muối vẫn chưa hết... đắng.

Ông Phạm Thanh Bằng - Phó Tổng GĐ TCty Lương thực Miền Bắc: Sắp tới, TCty Lương thực Miền Bắc sẽ tiếp tục thực hiện dự án nâng cấp cánh đồng muối tại Bạc Liêu, hoàn thành vào cuối năm 2011, đồng thời sớm xúc tiến xây dựng kho dự trữ 16.000 tấn tại Bạc Liêu với kinh phí đầu tư 34 tỉ đồng, làm kho dự trữ cho cả vùng, dự kiến đầu tư vào cuối năm nay. Về lâu dài, sẽ chuyển hướng sản xuất muối Bạc Liêu làm muối trắng và ưu tiên sản xuất theo phương pháp trải bạt.

(Báo Lao Động)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Bỏ hạn ngạch và điều tiết bằng chính sách thuế
  • Lại một mùa muối... đắng!
  • Các ngành vào cuộc bình ổn thị trường phân bón
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về thu hút FDI
  • “Xanh hóa” sản xuất công nghiệp
  • Căng thẳng thị trường giấy
  • Lào: Ngành công nghiệp chế biến tăng trưởng cao
  • Tiếp sức công nghiệp hỗ trợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container