Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VN cần có chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ

Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Tại tọa đàm về Công nghiệp hỗ trợ đối với sản xuất và xuất khẩu hàng hoá được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/12, đại diện các doanh nghiệp đều nêu rõ tác dụng của công nghiệp phụ trợ trong phát triển kinh tế và nhấn mạnh đến việc Việt Nam cần có chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ hiệu quả.

Cuộc toạ đàm này do Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương và đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) phối hợp tổ chức.

Theo ông Trần Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, các ngành công nghiệp phụ trợ có vai trò tiên quyết mà sự phát triển của ngành công nghiệp này cũng là bí quyết thành công của các quốc gia đã từng qua giai đoạn phát triển như Việt Nam.

Thực tế cho thấy công nghiệp phụ trợ tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp cập nhật trình độ của lực lượng lao động; giúp giảm phụ thuộc nhập khẩu; thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ tại chỗ đi kèm; giúp chủ động quản lý dây chuyền sản xuất, chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Do vậy, việc phát triển công nghiệp phụ trợ đang là một trong những chính sách ưu tiên phát triển hàng đầu của Chính phủ và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm tới.

Ông Matthias Dühn, Giám đốc điều hành EuroCham tại Việt Nam nhận định giá trị tăng thêm của các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp và phụ thuộc rất nhiều vào hàng nhập khẩu. Việt Nam không thể chỉ dựa vào nguồn nhân lực rẻ mãi để phát triển. Ngoài chính sách ưu đãi đầu tư chung, Việt Nam cần phải có một chính sách đầu tư tốt cho các ngành công nghiệp phụ trợ, khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp phụ trợ, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp này...

Khẳng định việc phát triển công nghiệp phụ trợ - con đường quyết định cho sự phát triển về chất, Giáo sư Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược chính sách - Bộ Công Thương nêu rõ đối với phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, chính sách của Nhà nước đóng vai trò quyết định cả về tốc độ, mức độ và trình độ phát triển.

Trong lĩnh vực này, các chính sách của Chính phủ có vai trò tuyệt đối. Trước hết cần có một sự tuyên truyền sâu rộng nhận thức về công nghiệp phụ trợ; thành lập cơ quan đầu mối đủ mạnh để có chính sách, kế hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ; lựa chọn các nhóm ngành công nghiệp phụ trợ cần ưu tiên phát triển phù hợp từng giai đoạn. Bên cạnh đó cần dành quỹ đất cho các công nghiệp phụ trợ thí điểm, dành phần thỏa đáng cho kích thích đào tạo trình độ tay nghề, kiến thức mới cho đội ngũ lao động.../.
 
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ: Thực tế và giải pháp cho Việt Nam
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ: Thực tế và giải pháp cho Việt Nam
  • Sẽ tái diễn "cuộc chiến” giành mía nguyên liệu?
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ: Cần một mạng lưới
  • Thế lưỡng nan của ngành thức ăn chăn nuôi
  • Các nhà máy đường tranh giành vùng nguyên liệu
  • Muối dư thừa nhưng vẫn nhập
  • Các nhà máy đường không được bán số lượng lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container