Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nhà máy đường không được bán số lượng lớn

Công nhân đưa sản phẩm đường vào kho Nhà máy Đường Phổ Phong, tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)
Trước tình hình nguồn đường trong nước đang khan hiếm và giá tăng cao, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã yêu cầu các nhà máy đường không bán cho các nhà thương mại, doanh nghiệp với số lượng lớn để góp phần kiềm chế và bình ổn giá mặt hàng này.

Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Thành Long cho biết hiện toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào vụ thu hoạch mía nhưng do lũ không về, mía chín trễ, giá mía lại tăng cao từng ngày nên nông dân không thu hoạch sớm, làm cho tất cả các nhà máy đường đều thiếu nguyên liệu, chỉ đạt khoảng 70% công suất.

Ông Long cho biết thêm năm 2009, cũng vì thiếu đường, Chính phủ đã cho nhập khẩu 350.000 tấn đường nhưng do sản lượng đường trên thế giới thiếu, giá rất cao nên các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam chỉ nhập được trên 250.000 tấn, thiếu gần 100.000 tấn.

Tuy nhiên, chỉ khoảng gần một tháng nữa, các nhà máy đường trong cả nước sẽ đồng lọat vào vụ, cùng với nước sản xuất đường lớn thứ hai trên thế giới là Thái Lan cũng vào vụ giữa tháng Hai tới. Lúc đó, sản lượng đường trên thế giới và Việt Nam lúc đó sẽ dồi dào và giá cả sẽ bình ổn trở lại.

Trước mắt, để bình ổn giá đường trong nước, các nhà máy đường được yêu cầu không dự trữ, sản xuất tới đâu bán tới đó.

Về lâu dài, Hiệp hội mía đường Việt Nam sẽ thành lập một doanh nghiệp thực hiện chức năng điều tiết sản lượng và giá đường. Nhưng giải pháp căn cơ nhất vẫn là có cơ chế giá hấp dẫn để khuyến khích nông dân trồng thêm mía./.
 
Ngọc Thiện (TTXVN/Vietnam+)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Khi đất hiếm lên ngôi
  • Sắp có nhà máy sản xuất cừ bằng nhựa
  • Nhiều tỉnh thành tìm đầu ra cho muối
  • Sôi động việc thu mua mía nguyên liệu tại ĐBSCL
  • Đất hiếm - một loại “vũ khí” mới
  • Ngành mía đường Việt Nam: 'Ăn đong' từng vụ
  • Vận động thành lập Hiệp hội cá sấu Việt Nam
  • Công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đẩy mạnh nội địa hóa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container