Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may gặp khó vì bông nhập khẩu tăng giá

Giá bông trên thị trường thế giới đang ở mức cao nhất trong vòng 15 năm qua khiến doanh nghiệp (DN) dệt may rất lo âu.

Đầu tháng 9/2010, giá bông nhập khẩu (nguyên liệu chính đầu vào của ngành dệt may) đã ở mức 1,9 – 2 USD/kg (1.900 – 2.000 USD/tấn), tăng 9% so với tháng 8/2010 và tăng tới 45% so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến giá bông nhập khẩu tăng là do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu bông, trong khi nhiều nước sản xuất bông lớn khác như Pakistan, Trung Quốc... bị thiên tai như lũ lụt, hạn hán…

Do sản xuất bông trong nước mới đáp ứng được 5% nhu cầu của ngành dệt may, nên hàng năm, toàn ngành phải nhập khẩu một lượng bông lớn từ Mỹ, Ấn Độ, châu Phi...

Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2009, ngành dệt may đã phải nhập khẩu 300.000 tấn bông để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Từ đầu năm đến nay, toàn ngành đã nhập khẩu 260.000 tấn bông, với tổng trị giá 500 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, năm nay, cả nước ước sẽ nhập khẩu gần 370.000 tấn bông.

Ông Vũ Huy Đông, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt sợi Damsan (Thái Bình) cho biết, giá bông tăng cao từ đầu năm 2010 và đặc biệt là 2 tháng trở lại đây, làm tăng giá thành sản phẩm sợi, khăn của Công ty này.

“Trong cơ cấu nhập khẩu của DN sợi dệt hiện nay, bông chiếm đến hơn 70%, còn vật tư phụ tùng các loại chỉ chiếm gần 30%. Ngành sợi có tỷ lệ lợi nhuận khá thấp nếu so với dệt may, nên giá đầu vào cao như vậy sẽ gây ra nhiều khó khăn cho DN trong giải quyết bài toán giá thành và giá bán”, ông Đông nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Ngọc Bình, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Bông Việt Nam dự báo, từ nay đến hết năm 2010 và cả năm 2011, giá bông thế giới sẽ tiếp tục tăng mà không giảm. Theo ông Bình, cơ sở để đưa ra nhận định này là do tình hình nhập khẩu và đầu cơ bông tăng, hơn nữa giá bông tăng còn do tình trạng mất cân đối cung-cầu. Giá bông thế giới có xu hướng tăng mạnh, nên một số quốc gia có tiềm lực đã tăng nhập khẩu bông để dự trữ. Các DN dệt may Việt Nam không thể thực hiện điều này do nguồn vốn có hạn.

Ông Nguyễn Sơn, Phó tổng thư ký Vitas cho biết, các DN kéo sợi trong nước chỉ dám nhập khẩu bông về sớm nhất trước 3 tháng, sau đó tiến hành sản xuất và bán sản phẩm ngay để lấy vốn quay vòng.

Nhiều chuyên gia nhận định, các DN dệt may còn rất đau đầu trước bài toán lợi nhuận, khi giá nguyên liệu đầu vào, trong đó có bông tăng cao như vậy, trong khi giá bán gần như không tăng hoặc tăng không đáng kể.

(Intellasia)

  • Doanh nghiệp xuất khẩu kêu trời vì phí bất hợp lý
  • Doanh nghiệp da giày khó tăng tỷ lệ nội địa hóa
  • “Vòng xoáy” tăng giá nguyên liệu
  • Ngành da giày còn tăng được mấy năm nữa?
  • Để tăng tốc xuất khẩu dệt may: Cần giải pháp khả thi giữ chân người lao động
  • Ngành da giày có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 5,4 tỷ USD
  • Da giày Việt Nam: Nhìn lại và đi tới
  • Ngành da giày Việt Nam nắm bắt cơ hội "vàng"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container