Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may, giày dép... nhiều cơ hội vào châu Phi

Bộ Công thương và 17 doanh nghiệp (DN) Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực vừa kết thúc chuyến khảo sát thị trường Nam Phi và Tanzania. Trao đổi với Báo chí về những cơ hội thâm nhập hai thị trường này, ông Lý Quốc Hùng - vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á - cho biết:

- Tại hai thành phố Johannesburg (Nam Phi) và Daresalaam (Tanzania), Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á đã phối hợp với đại sứ quán, thương vụ Việt Nam tại nước sở tại cùng các cơ quan hữu quan, phòng thương mại và công nghiệp nước bạn tổ chức các buổi hội thảo DN Việt Nam - Nam Phi và Việt Nam - Tanzania, hỗ trợ các DN Việt Nam gặp gỡ trực tiếp các đối tác nước sở tại. Thông qua các buổi hội thảo, các DN trong đoàn có giao dịch, thỏa thuận sơ bộ, liên kết các DN nhập khẩu có uy tín của nước sở tại như Ellen G, Eagle International, Desai International Agencies, Spectrascape (Pty) Ltd...

Nam Phi, Tanzania là hai thị trường sôi động, tiềm năng, cũng là cửa ngõ cho việc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường các nước ở vùng phía nam, phía đông của châu Phi. Hai quốc gia này có dân số trẻ với khoảng 90 triệu dân. Tại Nam Phi, mức chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và giày dép, quần áo (là những mặt hàng chủ lực mà Việt Nam đang xuất khẩu sang Nam Phi) chiếm tỉ trọng trung bình trên 50% tổng chi tiêu. Tanzania là nước còn lạc hậu, vì vậy vẫn phải nhập khẩu hầu hết mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Qua cuộc khảo sát, chúng tôi nhận thấy các mặt hàng cà phê, cao su, giày dép các loại, dệt may, gạo, hạt tiêu, đồ gỗ, sản phẩm nhựa của Việt Nam được đánh giá cao tại các thị trường này.

* Theo ông, những DN Việt Nam tham gia xuất khẩu qua hai thị trường này nói riêng, châu Phi nói chung cần lưu ý những vấn đề gì?

- Mặc dù là những thị trường có nhiều tiềm năng, nhưng một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các DN Việt Nam là người tiêu dùng Nam Phi, Tanzania hiểu biết khá ít về Việt Nam và hàng hóa Việt Nam. Trong khi đó hàng hóa của ta đang phải chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...

Để có thể thâm nhập thành công vào hai thị trường này, các DN trong nước cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Đặc biệt, tìm hiểu kỹ phong tục tập quán, văn hóa và sở thích của người dân châu Phi để tổ chức nguồn hàng phù hợp, đa dạng hóa mặt hàng, kết hợp xuất khẩu với nhập khẩu để giảm chi phí vận tải...

Các DN Việt Nam cần liên hệ chặt chẽ với Bộ Công thương, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại hay bộ phận thương vụ để có các thông tin cập nhật thị trường, tìm kiếm, xác minh đối tác... tránh rủi ro hay hiện tượng lừa đảo.

Hiện khoảng cách vị trí địa lý khá xa cùng với việc thanh toán bằng L/C còn chưa phổ biến, giao dịch thường phải gặp trực tiếp do tập quán kinh doanh... khiến một số DN Việt Nam còn khá e dè thị trường châu Phi.

(Tuổi trẻ)

  • Hướng đi sắp tới của dệt may Việt Nam?
  • Giày dép Việt Nam: Vẫn chậm bước ở nội địa
  • Doanh nghiệp dệt may: Dồn dập nhận đơn hàng
  • Da giày với mục tiêu xuất khẩu 9,1 tỷ USD năm 2015
  • Đề xuất dự án lớn về dệt may
  • Hơn 59.000 tỷ đồng phát triển ngành Da-Giầy Việt Nam
  • Dệt may sẽ đạt 19,5 tỷ USD vào năm 2015
  • Dệt may với mục tiêu 20 tỷ USD năm 2015
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container