Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may vào EU chỉ tăng 3%

Mặc dù xuất khẩu dệt may sang thị trường khối Liên minh Châu Âu (EU) những tháng gần đây đã bắt đầu tăng trở lại so với những tháng đầu năm, nhưng tốc độ tăng còn khá chậm.

Số liệu thống kê cho thấy, hết 9 tháng, xuất khẩu dệt may vào 3 thị trường chủ lực là Mỹ tăng 22,1%,đạt 4 tỷ USD, Nhật Bản tăng xấp xỉ 15%, đạt 700 triệu USD thì kim ngạch xuất khẩu vào EU chỉ tăng chưa đầy 7%, đạt 1,18 tỷ USD.

Đáng lưu ý là từ đầu năm 2010 tới nay, tăng trưởng xuất khẩu vào EU chỉ giao động ở mức 2 – 3% so với cùng kỳ, thậm chí có tháng còn âm. Mức tăng trưởng 6,7% trong 9 tháng đạt được là nhờ sự vực dậy của vài tháng gần đây.

Sự sụt giảm xuất khẩu mặt hàng dệt may vào EU, ngoại trừ năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể xem là lý do chấp nhận được. Tuy nhiên, năm 2010, khi sức mua của hầu hết các thị trường thế giới đang hồi phục trở lại, tạo điều kiện thuận lợi để ngành dệt may và các doanh nghiệp tăng xuất khẩu thì sự tăng trưởng chưa tương xứng tại EU là điều đáng tiếc. Nếu không, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng qua của ngành có thể vượt qua mốc 8 tỷ USD.

Theo phân tích của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), tại thị trường EU, các nước cung ứng lớn về hàng dệt may  cách đây 10 năm tại khu vực Đông Âu, Bắc Phi hiện đã giảm khá mạnh khả năng cung ứng.

Cụ thể, Morocco giảm từ 5,92% vào năm 2000 xuống còn 3,45% năm 2009, Ba Lan từ 4,1% xuống chỉ còn 0,98%. Thổ Nhĩ Kỳ là nước xuất khẩu chủ lực cho EU cũng chỉ duy trì ở mức 14% (thị phần) trong nhiều năm gần đây. Sự sụt giảm mạnh mẽ của các nhà cung cấp lớn hàng dệt may vào EU có thể xem là cơ hội cho ngành dệt may các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, chỉ vài năm trước, các doanh nghiệp trong nước đã tận dụng được khá tốt cơ hội đưa hàng vào EU, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào EU thường đạt từ 12-13%/năm.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng không đạt như kỳ vọng trong những tháng qua, cũng như chưa tận dụng được cơ hội từ các nhà cung cấp lớn giảm cung ứng hàng cho thị trường EU chứng tỏ phải có nguyên nhân khác.

Ông Trần Ngọc Quân, Trưởng phòng EU, Vụ Thị trường Châu Âu (Bộ Công Thương) cho hay, khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU, trước tiên là do thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hoá kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hoá vào thị trường EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước. Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam./.

Theo VOV

  • Hết quý III/2010 ngành da giày xuất khẩu tăng 23,1% so với cùng kỳ
  • 9 tháng đầu năm ngành da giày xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD
  • Xuất khẩu dệt may: Dự kiến từ nay đến cuối năm mỗi tháng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD
  • Xuất khẩu dệt may, da giày: Lãi thực bao nhiêu?
  • Dệt may về đích sớm, dầu thô giảm
  • Đơn hàng nhiều nhưng vướng năng lực sản xuất
  • Kế hoạch xuất khẩu dệt may 2010: Ba trở ngại lớn
  • Dệt may gặp khó vì bông nhập khẩu tăng giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container