Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đơn hàng nhiều nhưng vướng năng lực sản xuất

Nhiều doanh nghiệp không dám nhận thêm đơn hàng vì năng lực hạn chế. Ảnh: Đ.T
Trước tình trạng giá nhân công tại Trung Quốc tăng, nhiều nhà nhập khẩu của nước này đã dịch chuyển một lượng lớn đơn hàng sang Việt Nam.
 
Theo tin từ Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), do giá nhân công và chi phí sản xuất tại Trung Quốc, nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới tăng mạnh, từ đầu năm đến nay, đã có một làn sóng các nhà nhập khẩu hàng Trung Quốc dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso cho biết, xét về khách hàng và số lượng đơn hàng, chưa bao giờ xuất khẩu của ngành da giày lại thuận lợi như năm nay. Trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày ước đạt hơn 3,65 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Năm 2010, ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 4,6 - 4,7 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2009. Những thuận lợi về đơn hàng sẽ góp phần tạo điều kiện để ngành về đích với trên 5 tỷ USD”, ông Thuấn nói.

Ngoài lý do nhu cầu trên thị trường thế giới gia tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng, thì việc giá nhân công tại Trung Quốc tăng được xem là lý do chính giải thích cho sự tăng trưởng mạnh về đơn hàng và kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày nước ta.

Ông David Jiang, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Đài Loan thừa nhận, tại thời điểm này, các DN Đài Loan rất khó đặt hàng tại Trung Quốc, vì Trung Quốc đang thiếu công nhân có tay nghề và giá nhân công tại đây có xu hướng tăng mạnh.

Ngoài ra, việc Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các nhà máy sản xuất giày dép dịch chuyển về các vùng sâu, vùng xa... là điều mà các DN sản xuất không mong muốn. Vì thế, nhiều DN Đài Loan đã chuyển đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác, như Ấn Độ, Myanmar, Campuchia…

Đơn hàng thuận lợi, nhưng năng lực sản xuất có hạn, nên ngành da giày có muốn tạo đột phá về kim ngạch xuất khẩu trong năm nay cũng không dễ.

Công ty Giày Đông Hưng (Bình Dương) hiện có 3.000 lao động cùng 11 dây chuyền sản xuất giày dép đang hoạt động hết công suất trong nhiều tháng gần đây, nhưng vẫn không thực hiện hết các đơn hàng.

Ông Hà Duy Hưng, Tổng giám đốc Công ty Giày Đông Hưng cho biết, năm nay, nhu cầu đặt hàng của nhà nhập khẩu tăng đột biến và rất hiếm gặp trong gần 20 năm qua. “Công ty đã phải từ chối bớt đơn hàng của nhà nhập khẩu do vướng năng lực sản xuất”, ông Hưng nói.

Nhiều DN da giày khác cũng trong tình trạng không thể nhận thêm đơn hàng. Ông Trần Ngọc Luân, Phó tổng giám đốc Công ty Giày Thái Bình (Bình Dương) thừa nhận: “Đơn hàng tăng mạnh, nhưng Công ty không có sự chuẩn bị trước, nên dù cố hết sức, thì năm nay, công suất cũng chỉ vượt khoảng 150% so với năm ngoái”.

Nguồn nhân lực giá rẻ, trẻ, dồi dào vốn được coi là lợi thế cạnh tranh của một số ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày nước ta, nhưng nay đứng trước thách thức lớn về biến động lao động. Tại TP.HCM, nhiều DN da giày có tỷ lệ biến động lao động từ 30 đến 50%. Ông Luân cho hay, với biến động lao động lớn như vậy, DN rất khó tăng năng suất và đây thực sự là mối lo ngại đối với DN da giày.

Để giải quyết tình trạng này, Công ty Giày Thái Bình cũng như nhiều DN khác đang tìm cách chia nhỏ các khâu sản xuất đơn giản như may mũ giày được chuyển về các xí nghiệp xa nhà máy, sau đó vận chuyển về nhà máy để hoàn thiện khâu cuối cùng...

Tuy nhiên, giải pháp dài hơi và đồng bộ hơn mà ngành da giày khuyến khích DN thực hiện là, đầu tư nâng cấp công nghệ, thiết bị, áp dụng công nghệ sản xuất tinh gọn để tăng năng suất, tăng đẳng cấp chất lượng sản phẩm, tăng năng lực thiết kế thời trang để thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Các chuyên gia và ngay bản thân các DN lớn trong ngành đều nhận định, ngành da giày Việt Nam có thể sẽ gặp phải tình trạng tương tự như Trung Quốc. Theo Lefaso, trong 5 quốc gia xuất khẩu giày dép lớn nhất châu Á (theo thứ tự giảm dần) là Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, thì giá nhân công tại Việt Nam hiện chỉ đứng sau Trung Quốc và cao hơn nhiều so với 3 quốc gia còn lại.

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Kế hoạch xuất khẩu dệt may 2010: Ba trở ngại lớn
  • Dệt may gặp khó vì bông nhập khẩu tăng giá
  • Doanh nghiệp xuất khẩu kêu trời vì phí bất hợp lý
  • Doanh nghiệp da giày khó tăng tỷ lệ nội địa hóa
  • “Vòng xoáy” tăng giá nguyên liệu
  • Ngành da giày còn tăng được mấy năm nữa?
  • Để tăng tốc xuất khẩu dệt may: Cần giải pháp khả thi giữ chân người lao động
  • Ngành da giày có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 5,4 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container