Tính đến thời điểm hiện tại, phần lớn DN xuất khẩu dệt may đã có đủ đơn hàng cho năm 2010, thậm chí có DN không dám nhận đơn hàng vì sợ làm không kịp. Tuy nhiên, theo Diệp Thành Kiệt - Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP HCM, ngành dệt may VN vẫn còn nhiều trở ngại lớn.
Thứ nhất, ngành dệt may VN phải đối mặt với nhiều khó khăn do chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh. Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ đầu năm tới nay luôn tăng mạnh, nằm trong top đầu các mặt hàng nhập khẩu với kim ngạch cao, một phần do giá nguyên phụ liệu tăng. Dự báo, trong thời gian tới, giá nguyên phụ liệu tiếp tục biến động tăng mạnh. Vì vậy, không tính toán kỹ, DN khó có thể đạt lợi nhuận cao.
Thứ hai, vấn đề biến động, thiếu hụt lao động vẫn tồn tại dai dẳng buộc các DN trong ngành đang phải nỗ lực cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tiết kiệm để cắt giảm chi phí. Theo ông Vũ Đức Giang – TGĐ Tập đoàn dệt may VN, trong 6 tháng đầu năm 2010, lực lượng lao động của toàn ngành dệt may giảm 17%. Riêng các DN thuộc tập đoàn giảm 7% so với năm 2009. Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP HCM cũng cho biết, 200 DN thành viên của hội đang thiếu khoảng 10% lao động. Điều đáng lo ngại nhất của DN lúc này không phải là không có đơn đặt hàng mà do không có đủ lao động để thực hiện những đơn đặt hàng đã ký.
Thứ ba, nếu như tới đây Chính phủ đồng ý tăng giá điện như kiến nghị của ngành điện thì hoạt động của ngành may sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa.
Mặc dù còn nhiều trở ngại, song với những nỗ lực của mình, ngành dệt may VN đã và đang khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Thể hiện ở chỗ, hiện tại, các DN dệt may đã làm tốt công tác đàm phán giá, nâng mức tăng trung bình 15% so với năm ngoái. Mức tăng này thể hiện sức cạnh tranh của DN VN khi tái chinh phục các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu.
Mặt khác, việc thực hiện các hiệp định kinh tế thương mại giữa VN với các nước cũng góp phần không nhỏ vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu. Tại Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu tăng đến 80% nhờ giảm thuế theo hiệp định giữa ASEAN với Hàn Quốc.
Ngoài ra, Hiệp định kinh tế thương mại Việt - Nhật đã góp phần làm tăng trưởng xuất khẩu sang Nhật 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tại khu vực ASEAN, các DN VN cũng đưa được hàng vào khu vực này với mức tăng mạnh khoảng 30%.
Theo dự báo của các chuyên gia, trong các tháng cuối năm 2010, ngành dệt may thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi trong ngắn hạn, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong nước dự kiến giữ mức tăng trưởng tốt. Chính vì vậy, các DN VN cần tận dụng những cơ hội thuận lợi có sẵn như về tiếp cận nguồn vốn, từ chủ trương hạ tín dụng, giảm lãi suất cho vay của Chính phủ.
Để hạn chế bị động về nguồn nhân lực, nhiều DN VN đã và đang nghiên cứu áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất tinh gọn để giảm áp lực về lao động. Mặt khác, một số DN đã lên kế hoạch chuyển nhà máy về các tỉnh và vùng xa để thu hút lao động địa phương. Song song với việc ký kết các đơn hàng để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may VN đã chú trọng hơn tới thị trường nội địa.
(Theo Doãn Hiền // Diễn đàn doanh nghiệp
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com