Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành da giày trước việc EU gia hạn thuế chống bán phá giá sản phẩm giày mũ da Việt nam: Hết thời “gia công” ?

EU gia hạn thuế chống bán phá giá,
nhiều lao động ngànhda giày Việt Nam sẽ gặp khó khăn về việc làm, đời sống.Ảnh: Linh Ngọc

Ngày 22-12-2009, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra phán quyết về việc gia hạn thuế chống bán phá giá sản phẩm giày mũ da Việt Nam (VN). Theo đó, ngành da giày VN sẽ phải gánh khoản thuế 10% thêm ít nhất 15 tháng nữa (quyết định có hiệu lực từ ngày 1-1-2010). Trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa phục hồi hoàn toàn, việc EUkéo dài áp thuế sẽ làm trầm trọng hơn những khó khăn của doanh nghiệp (DN) và cuộc sống người lao động ngành da giày VN.

Lấy công làm lãi

Tuy VN được xếp là nước xuất khẩu (XK) giày dép lớn thứ 2 thế giới, nhưng đến nay lĩnh vực XK thuộc nhóm chủ lực của nước ta vẫn chủ yếu lấy công làm lãi với 70% số DN da giày của VN hiện nay là gia công thuần túy cho nước ngoài. Hiệp hội Da giày VN (Lefaso) cho biết, da giày là một trong những lĩnh vực đầu tiên đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, với việc hình thành hàng loạt nhà máy gia công, liên doanh, 100% vốn nước ngoài phân bổ đều trên cả ba miền. Thế nhưng, đến nay, ngành XK đứng thứ 3 của VN với khoảng 650.000 lao động vẫn bị đánh giá là lợi nhuận thấp với 90% sản lượng XK, song giá trị gia tăng chỉ đạt 25%. Giá trị gia tăng chủ yếu nằm ở sức lao động, yếu tố được xem là lợi thế cạnh tranh nhất của da giày VN. Tuy nhiên, lợi thế này đang mất dần.

Sở dĩ giá trị gia tăng giày dép VN thấp bởi có đến 80% nguyên liệu phải nhập khẩu, ngành phụ liệu mới chỉ sản xuất được một vài phụ kiện như nhãn, ren, dây giày... Trong khi đó, năng suất lao động của VN thấp, chỉ bằng 1/10 Inđônêxia, 1/20 Malaixia, 1/30 Thái Lan. Sau gần 2 thập kỷ làm ăn với nước ngoài, được tiếp thu nhiều kinh nghiệm, công nghệ, bí quyết của thế giới, những đôi giày dép VN vẫn phải oằn mình cõng trên lưng những thương hiệu ngoại nếu như muốn có chỗ đứng ở thị trường Âu - Mỹ. VN hiện có hơn 500 DN da giày, nhưng những thương hiệu được người tiêu dùng trong nước biết đến chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay như Biti's, Thượng Đình, Vento, Sholega… Những thương hiệu VN có mặt ở thị trường nước ngoài mới chỉ có Biti's (hơn 40 nước), Vento (có ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Canađa, Bắc Mỹ), còn Vina Giày đang tìm đường sang Mỹ.

Do các DN da giày VN mải mê với thị trường XK nên đã bỏ ngỏ thị trường trong nước. Cho đến khi EU áp thuế chống bán phá giá sản phẩm giày mũ da VN, các DN này mới quan tâm đến thị trường nội địa. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng giày dép Trung Quốc, Thái Lan và một số nước láng giềng tràn ngập thị trường VN.

Các giải pháp để mở rộng thị trường

Lefaso cho biết, sản lượng, cơ cấu sản phẩm năm nay đã có sự biến động so với những năm trước, như mặt hàng giày thể thao giảm mạnh, nhất là các loại giày nhãn hiệu Nike, Adidas... Cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi, nhiều chủng loại giày thể thao đơn giản được sản xuất cho thanh niên với chất lượng bảo đảm, mẫu mã phong phú cùng giá cả phù hợp. Ngành da giày dự kiến, năm 2009 kim ngạch XK giày dép của toàn ngành chỉ đạt 4,59 tỷ USD (giảm 10% so với kế hoạch đăng ký với Bộ Công thương). Nguyên nhân khiến DN da giày sản xuất cầm chừng là do thiếu đơn hàng XK từ Hoa Kỳ, EU. Vì vậy, ngành đang tập trung đẩy mạnh tiêu thụ nội địa với mục tiêu là thị trường nông thôn. Hiện nay, ngành da giày đang tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu. Không những thế, toàn ngành đã tăng cường chủ động về nguyên vật liệu đầu vào, nhằm giảm thiểu các tác động từ bên ngoài, giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Từ những vật liệu bán thành phẩm, phụ liệu ở trong nước phục vụ sản xuất ngành da giày đang dần thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp, phấn đấu nâng cao trình độ công nghệ và khai thác tối đa năng lực thuộc da của các DN, cơ sở lớn có vốn đầu tư trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và XK, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, để tạo cơ hội tìm đơn hàng cũng như chuyển giao công nghệ giữa các DN, ngành da giày vừa tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế nguyên phụ liệu, thời trang... da giày lần thứ nhất tại Bình Dương.

Ngoài việc thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nội địa, thời gian tới ngành sẽ tiếp tục tìm đơn hàng XK từ thị trường Nam Mỹ, nghiên cứu hợp tác đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu da giày với các nước có tiềm năng, như Ấn Độ, Braxin... phục vụ cho mục tiêu, chiến lược phát triển những năm tiếp theo.

Các chuyên gia ngành da giày VN nhận định, VN hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành một trung tâm sản xuất giày dép chất lượng của khu vực và thế giới. Da giày có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia theo nghĩa là một ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao chứ không chỉ là gia công. Nhưng, tại sao sau gần 20 năm làm gia công cho XK và VN có một trung tâm cung cấp vật tư, phụ liệu gần nhất, rẻ nhất là Trung Quốc, mà ngành da giày VN vẫn chỉlấy công làm lãi?! Đây là câu hỏi lớn với ngành da giày, cần sớm có câu trả lời.

(Theo Thanh Mai//HNM)

  • Tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2009 và dự báo 2010
  • Giày da Việt Nam: phiên chợ chiều
  • Doanh nghiệp dệt may vượt qua khó khăn
  • Xuất khẩu năm 2009: Dệt - may, da - giày chiếm vị trí quán quân
  • Năm 2010: Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỉ đô la
  • Giày mũ da Trung Quốc bị áp thuế phá giá 16,5%
  • Dệt may nhắm mốc xuất khẩu 10,5 tỷ USD
  • Thị trường Campuchia: Nhiều cơ hội cho hàng may mặc Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container