Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may nhắm mốc xuất khẩu 10,5 tỷ USD

Tại cuộc họp về kế hoạch năm 2010 và kế hoạch 5 năm (2011-2015) do Bộ Công Thương tổ chức ngày 19/8 tại Hà Nội, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, cho biết ngành phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD trong năm 2010.


Tuy nhiên, ông nói 10,5 tỷ USD là một con số khó thực hiện trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi ngành và doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa.

Ông Lê Quốc Ân nhận định mặc dù tình hình của ngành dệt may đã có những bước cải thiện trong quí II và quí III nhưng do kinh tế vẫn tiếp tục gặp khó khăn, thu nhập giảm sút nên ngành dệt may sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng và phải cạnh tranh quyết liệt hơn.

Theo ông Ân, xuất khẩu trong tháng 8 sẽ tiếp tục đạt khá (2 tuần đầu tháng 8 đạt kim ngạch 360 triệu USD) và có khả năng đạt mức cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, theo qui luật của thị trường xuất khẩu các năm qua, kim ngạch trong các tháng tiếp theo sẽ giảm dần và kim ngạch cả năm chỉ có khả năng đạt mức như năm 2008 (9,1 đến 9,2 tỷ USD). Do đó, từ nay đến cuối năm, kim ngạch bình quân mỗi tháng phải đạt trên 800 triệu USD.

Đáng chú ý là năm 2010 kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, ngành dệt may sẽ thuận lợi hơn nhưng vẫn chỉ dừng lại ở một mức độ giới hạn. 

Đồng quan điểm này, ông Vũ Đức Giang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục hứng chịu nhiều rủi ro. Nếu như trong năm 2008, ngành dệt may đã đạt được những bước tăng trưởng khá mạnh thì năm 2009 dệt may Việt Nam lại vấp phải những khó khăn khác bởi đơn hàng từ nước ngoài. Kèm theo đó là tình trạng nhiều công nhân mất việc, giảm ca sản xuất và kéo dài ngày nghỉ cho người lao động.

Ngoài ra, khoảng 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu vì hầu hết các doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài. Do vậy, dao động tỷ giá ngoại tệ và sự bất ổn của thị trường quốc tế sẽ là những bất lợi cho sự phát triển của toàn ngành.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho rằng suy thoái sẽ giảm dần từ nay đến cuối năm 2009, sang 2010 nền kinh tế bắt đầu phục hồi nên kim ngạch xuất khẩu của 2 đơn vị này phải tăng dần trong những năm tiếp theo (ít nhất là 12%/năm). Tuy nhiên, để đạt được kế hoạch này, ngay từ bây giờ Hiệp hội và Tập đoàn phải chuẩn bị thật tốt công tác đào tạo đội ngũ cán bộ; chú trọng đến việc trồng bông và tìm được những bước đột phá.

Theo Thứ trưởng, các đơn vị này cần xây dựng và tính toán trên qui hoạch và chiến lược được phê duyệt. Bên cạnh đó, hiệp hội và tập đoàn cũng cần tập trung vào nhóm giải pháp sản xuất và tiêu thụ để hoàn thành kế hoạch và nuôi công nhân; tập trung đầu tư và thúc đẩy xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường mới, tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Thị trường Campuchia: Nhiều cơ hội cho hàng may mặc Việt Nam
  • Thị trường dệt may: Nội hay ngoại?
  • Khó giải bài toán nguyên phụ liệu
  • Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ 9 tháng đầu năm 2009
  • Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2009
  • Phát triển thương hiệu thời trang nội địa (2): Chờ nguồn nguyên liệu tại chỗ!
  • Phát triển thương hiệu thời trang nội địa (1): Đường về trắc trở
  • Da giày Việt Nam: Khó khăn giành thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container