Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Campuchia: Nhiều cơ hội cho hàng may mặc Việt Nam

Từ các chợ vùng biên giới, đến các chợ lớn ở Svayrieng, Kandal hay chợ đầu mối hàng may mặc lớn nhất của Campuchia là Olympic, đều dễ dàng tìm thấy sản phẩm may mặc xuất phát từ các sạp chợ, cơ sở sản xuất nhỏ Việt Nam.

Ở Campuchia chưa có nhiều điểm bán hàng hiệu đáng ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Tiểu thương ở các chợ Campuchia mà chúng tôi tiếp xúc đều xác nhận, họ lấy hàng từ chợ Tân Bình, Bình Tây và An Đông (TP.HCM). Tại hai chợ đầu mối của thủ đô Phnom Penh là Olympic và Orussay thì hầu hết các sạp bán quần áo người lớn và trẻ em đều có hàng Việt Nam, bán mạnh nhất là loại có mức giá thấp.

Tiềm năng chưa được khai thác

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) thực hiện năm 2009, Campuchia có hơn 14,5 triệu dân. GDP bình quân đầu người 2.000 USD/năm. Sức mua của thị trường Campuchia vào khoảng 27,94 tỉ USD/năm.

Ông Lim, người Việt sang Campuchia từ năm 1993, nhận xét, mức chi tiêu của người dân Campuchia đang phát triển mạnh. Tuy vậy, theo ông Yen Sovanny, tổng giám đốc công ty Caja Top, đơn vị nhận làm tổng đại lý phân phối 2 thương hiệu Việt Tiến và Việt Tiến Smartcasual trên toàn vương quốc Campuchia, cho đến nay vẫn chưa có trung tâm chuyên doanh hàng may mặc cao cấp hay cửa hàng chính hãng cao cấp nào được mở.

Ông Khoo, một thương nhân Campuchia nói tiếng Việt khá thành thạo, sống ở Phnom Penh cũng cho biết: “Muốn mua hàng may mặc cao cấp hay hàng hiệu, hầu hết người có tiền ở Campuchia đều phải qua Sài Gòn, Bangkok hay đi Singapore, Malaysia mua. Còn ở Campuchia thì chỉ có vài cửa hàng ở trung tâm thương mại Phsar Thmây có bán những sản phẩm nhập”.

Trước sự gia tăng mức chi tiêu của người tiêu dùng, từ giữa năm 2008 đến nay, một số sạp chợ nhập hàng từ Việt Nam cho biết, họ đã chuyển sang nhập loại hàng có giá cao hơn, chất liệu vải, mẫu mã đẹp hơn, sản phẩm đều có thương hiệu riêng, có nhãn tiếng Việt ghi rõ “made in Viet Nam” hoặc với tên các nhà sản xuất như YF (Youth Fashion), Mỹ Nguyên, Bibi, Tili…

Nhiều doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang tăng cường sự có mặt tại Campuchia, nơi dự báo sẽ có những bất ngờ về doanh thu

Gương mặt mới của hàng Việt Nam

Ông Yen Sovanny, tổng giám đốc công ty Caja Top nhận xét: “Lợi thế của hàng Việt Nam là người dân Campuchia rất thích các sản phẩm có gắn chữ V - logo hàng Việt Nam chất lượng cao. Và ở Campuchia còn rất hiếm các cửa hàng chuyên bán hàng hiệu Việt Nam. Những sản phẩm may mặc có mức giá trung bình 10- 20USD sẽ dễ bán”.

Ngày 26.10, công ty may Việt Tiến đã khai trương tổng đại lý phân phối đầu tiên trên đường Monivong, Phnom Penh, Campuchia. Dự kiến đầu năm 2010, công ty thời trang Việt sẽ mở chuỗi cửa hàng ở nhiều tỉnh thành Campuchia.

Ông Phan Văn Kiệt, phó tổng giám đốc công ty may Việt Tiến nói: “Chúng tôi đã nghiên cứu thị trường, thấy rằng Campuchia đang phát triển và có nhu cầu về hàng may mặc cho giới văn phòng gần giống ở Việt Nam vài năm trước”. Do vậy Việt Tiến sẽ đưa hàng vào Campuchia với các thương hiệu ở đủ các phân khúc. Hàng giá thấp, tháng 12.2009 Việt Tiến sẽ ra mắt thương hiệu mới Việt Long có mức giá trung bình rẻ hơn 30% so nhãn Việt Tiến hiện tại. Hàng có mức giá trung bình là Việt Tiến, Việt Tiến Smartcasual. Hàng giá thật cao là Sanciaro, Manhattan…

Ông Yen Sovanny nói: “Khi biết tôi làm tổng đại lý cho Việt Tiến, nhiều đối tác đã tìm đến, nên từ nay đến hết năm tôi có thể phát triển thêm cửa hàng phân phối tại các tỉnh khác của Campuchia như Siam Reap, Battambang, Sihanoukville...".

Trong lúc đó, công ty thời trang Việt, đơn vị tiên phong mở cửa hàng NinoMaxx tại Campuchia hai năm trước, đến đầu năm 2009 đã tạm ngừng hoạt động vì hệ thống quản trị chưa tốt. Ông Nguyễn Hữu Phụng, chủ tịch hội đồng quản trị Thời trang Việt cho biết: “Chậm nhất là đầu 2010, chúng tôi sẽ quay lại Campuchia mở chuỗi cửa hàng trên toàn vương quốc Campuchia, với những mẫu mã thiết kế theo đúng thị hiếu, mức giá phù hợp...”. Ông Phụng, với kinh nghiệm hai năm ở thị trường này, cho rằng đây là nơi có thể làm nhà kinh doanh phải bất ngờ với những con số doanh thu…

Một nhãn hiệu thời trang khác ở TP.HCM cũng đã tiếp xúc với nhà phân phối Campuchia, dự kiến sau tết Nguyên Đán sẽ mở cửa hàng tại Phnom Penh và Siam Reap.

Ưu thế của hàng Việt Nam tại Campuchia

-  Thị trường gần

- Sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng ở mức chấp nhận được

- Có một thương hiệu chung của hàng Việt Nam (Hàng Việt Nam chất lượng cao) mà quá trình xây dựng hình ảnh chung trong 8 năm qua đã tạo ấn tượng chung thay đổi cho hàng Việt so với thời gian dài trước đó.

- Một số thương hiệu đã được người tiêu dùng Campuchia chấp nhận, hầu hết được người tiêu dùng nhận biết chung từ các hội chợ HVNCLC, và sau đó việc mở mạng phân phối ở các đô thị lớn giúp thương hiệu được nhận biết nhanh.

(Theo báo cáo sơ bộ nghiên cứu về người bán lẻ tại Campuchia, do công ty Trương Đoàn thực hiện )

Bài và ảnh: Bích Thuỷ

  • Thị trường dệt may: Nội hay ngoại?
  • Khó giải bài toán nguyên phụ liệu
  • Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ 9 tháng đầu năm 2009
  • Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2009
  • Phát triển thương hiệu thời trang nội địa (2): Chờ nguồn nguyên liệu tại chỗ!
  • Phát triển thương hiệu thời trang nội địa (1): Đường về trắc trở
  • Da giày Việt Nam: Khó khăn giành thị trường
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container