Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành da giày và áp lực xuất khẩu 4,6 tỷ USD

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu giày dép vào Nhật Bản chiếm tỷ trọng thấp. tinkinhte.com
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu giày dép vào Nhật Bản chiếm tỷ trọng thấp. Ảnh: Đức Thanh
4,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu là mục tiêu được ngành da giày đặt ra trong năm 2010. So với mức 4 tỷ USD của năm 2009, giảm 16% so với năm 2008, đây là con số không dễ với.
 
Giải pháp được nhiều doanh nghiệp tập trung trong năm 2010 là đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ song song với việc duy trì bạn hàng tại thị trường truyền thống EU.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận, dường như cách đi cụ thể của những giải pháp này chưa rõ ràng. Cho tới thời điểm này, chưa doanh nghiệp nào công bố các kế hoạch tiếp cận khách hàng nhập khẩu, hay chi phí đầu tư cụ thể cho những chuyến đi tìm kiếm bạn hàng mới. Cách củng cố khách hàng truyền thống như một số doanh nghiệp dệt may đã chủ động làm khá thành công cũng chưa được các doanh nghiệp da giày tận dụng tốt.

Ngay khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ đã chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt gần 5 tỷ USD năm 2009, nhưng da giày xuất vào Hoa Kỳ năm qua chỉ đạt 1,1 tỷ USD, giảm tới 400 triệu USD so với năm 2008.

Theo thống kê của Hiệp hội da giày Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới, trị giá 60 tỷ USD mỗi năm. Trong đó, ngành giày dép Hoa Kỳ chỉ có khoảng 100 nhà sản xuất, nhưng có tới 1.500 nhà bán buôn và 30.000 cửa hàng bán lẻ, riêng doanh thu từ bán lẻ hàng năm lên tới 25 tỷ USD.

Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thế nào với thị trường nhiều cơ hội này qua các nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ.

Ông Vũ Văn Cường, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương) cho biết, thực tế kim ngạch xuất khẩu và số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ năm 2009 không thay đổi nhiều so với những năm trước, tỷ trọng chiếm 22,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Hiện tại, gần 80% lượng hàng tiêu thụ thụ tại đây do các nhà phân phối lớn chi phối, trên 50% lượng giày tiêu thụ tại Hoa Kỳ là các nhãn hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Reebok, Timberland, Skechers….

Đại diện một doanh nghiệp có thâm niên xuất khẩu giày dép sang thị trường Hoa Kỳ đóng tại Bình Dương thừa nhận, dù thị trường Hoa Kỳ đóng góp tới 80% kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp này nhưng người tiêu dùng tại đây rất khó tính và không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng đủ tiêu chuẩn xuất hàng đi Hoa Kỳ.

Vị đại diện này cho biết, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đặt tiêu chuẩn rất cao về nhà xưởng, vấn đề sử dụng lao động, môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Qua kiểm tra thực tế, nếu không đáp ứng được, họ sẽ không nhập hàng.

Vì lẽ đó, trong 500 doanh nghiệp ngành da giày, chỉ có khoảng 13% đã và đang xuất được hàng đi Hoa Kỳ, số còn lại phần lớn xuất sang EU, và một số thị trường Mehico, Canada, Liên bang Nga, một số nước Đông Âu.

Việc khó khăn trong thâm nhập thị trường Hoa Kỳ cũng được ông Đỗ Đình Vinh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP giày Ngọc Hà (Hà Nội) thừa nhận, “dù mức độ cạnh tranh ngày một lớn song xuất khẩu giày dép sang EU vẫn dễ dàng hơn nhiều do quy định của Hoa Kỳ về sản xuất, SA8000 rất nghiêm ngặt, nhiều doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được”.

Tại thị trường truyền thống khác là EU, các doanh nghiệp da giày cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Ngoài sức ép về các chi phí đầu vào cao, chi phí dịch vụ cao (chi phí vận tải, bưu chính viễn thông), sản xuất đang thực hiện dưới hình thức gia công là chủ yếu, giá trị gia tăng thấp thì còn sức ép về các rào cản kỹ thuật, các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn nhãn mác, những vụ tranh chấp thương mại, thì giày mũ da lại tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá đến hết quý I/2011, thuế quan ưu đãi phổ cập GSP bị cắt vào đầu 2009 làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thị trường Nhật vẫn là thị trường yêu cầu chất lượng cao và khó tính, hiện tại kim ngạch xuất khẩu giầy dép vào Nhật Bản chiếm tỷ trọng thấp với 2,9%, các thị trường khác như Đông Âu, các nước Nam Phi,... đã và đang được các doanh nghiệp quan tâm khảo sát và tìm hiểu, nhưng sản lượng và kim ngạch còn thấp.

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Hàng dệt may ách tắc tại cảng tạm thời được giải tỏa
  • Dệt may “qua mặt” dầu thô
  • Hàng dệt may nằm chờ kiểm định
  • Xuất khẩu dệt may bứt phá
  • Lợi thế từ Dự án trồng bông ở Campuchia
  • Xuất khẩu của ngành Dệt may năm 2010: Nhiều tín hiệu khả quan
  • Da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 5 tỷ USD năm 2010
  • 2010: Dệt may vẫn chưa thể lạc quan!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container