Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ông Lê Quốc Ân: “Cần quyết liệt dựng chuẩn với sản phẩm nhập khẩu”

Ông Lê Quốc Ân: “Cần quyết liệt dựng chuẩn với sản phẩm nhập khẩu”

Nói về hàng dệt may Việt Nam, nếu đứng vào vị trí Indonesia và cách ứng xử của họ trước hiệu lực của ACFTA từ ngày 1.1, ông Lê Quốc Ân, chủ tịch tập đoàn Dệt may (Vinatex) cho biết:

Dĩ nhiên bài toán cạnh tranh với hàng dệt may Trung Quốc chúng tôi đã làm từ nhiều năm nay chứ không phải đợi đến dịp này mới làm. Hiện nay chúng tôi đang ở trong lòng thị trường, nên có cơ hội đến thị trường một cách nhanh nhất nếu biết cách đến. Những doanh nghiệp nào biết cách đến nhanh thì họ không sợ cạnh tranh bởi hiện nay còn có những doanh nghiệp đang xuất hàng vào Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đây là thử thách, chắc chắn sẽ có một số doanh nghiệp khó khăn nhưng cũng sẽ có nhiều doanh nghiệp khác vươn lên.

Chính sách bảo vệ thị trường nội địa bằng hệ thống hàng rào kỹ thuật được dựng quá chậm, có một phần lỗi từ chính Vinatex?

Đúng vậy. Tập đoàn có đề xuất nhưng mới chỉ chung chung và chưa đến nơi đến chốn và chưa đủ quyết liệt. Tuy nhiên chậm nhưng còn hơn không, tốt nhất là phải dựng nhanh. Vừa rồi tiêu chuẩn formaldehyde đối với sản phẩm dệt may mới được ban hành là rất tốt. Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác với nhiều mối lo.

Quay lại câu chuyện tăng lợi thế cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, theo ông cần phải làm gì ở cấp nhà nước và cấp doanh nghiệp?

Tôi nghĩ với doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh bằng chất lượng, năng suất, sự khác biệt, giá trị giá tăng kể cả dịch vụ chứ không thể bằng lực lượng lao động. Doanh nghiệp chắc chắn phải làm điều đó, làm bằng nhiều cách kể cả việc xây dựng các chuỗi giá trị. Về phía Nhà nước, không gì bằng việc tăng khả năng cạnh tranh quốc gia để doanh nghiệp “dễ thở” hơn, trong đó mấu chốt phải là cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt đối với hải quan, xuất nhập khẩu. Nhà nước cần hỗ trợ hạ tầng cơ sở tốt hơn để giảm chi phí như chi phí giao thông, hạ tầng bến bãi. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ tích cực hơn nữa trong mở cửa thị trường. Ví dụ như thị trường Mỹ, trước khi mở cửa, hàng dệt may xuất vào đây chỉ khoảng 45 – 47 triệu USD/năm nhưng sau khi mở cửa hàng đã vào ào ạt. Hiện nay thị trường Nga hàng của mình rất khó vào, nhưng nếu có hiệp định thương mại, giảm thuế thì hàng của mình mới có thể vào được. Yếu tố này rất quan trọng.

(Theo Huỳnh Phan – Lê Phượng // SGTT Online)

  • Năm 2010: vẫn còn cơ hội cho ngành dệt may xuất khẩu
  • Thách thức mới cho ngành da giày Việt Nam
  • Xuất khẩu dệt may 2010: Thoát cảnh ăn đong
  • Xuất khẩu dệt may Việt Nam: Ung dung về đích
  • Dệt may vượt dốc thành công
  • Ngành da giày trước việc EU gia hạn thuế chống bán phá giá sản phẩm giày mũ da Việt nam: Hết thời “gia công” ?
  • Tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2009 và dự báo 2010
  • Giày da Việt Nam: phiên chợ chiều
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container