TheoHiệp hội Da giàyViệt Nam (Lefaso), từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu giày dép ước đạt 2.790,61 triệu USD, giảm 327 triệu USD so với cùng kỳ năm 2008, chỉ đạt 54,7% so với mục tiêu đặt ra 51 tỷ USD. Sản lượng và cơ cấu sản phẩm đã có sự biến động khác biệt so với những năm trước như mặt hàng giày thể thao giảm mạnh, nhất là các loại giày nhãn hiệu Nike, Adidas…
Những khó khăn
Hiện nay, năng lực xuất khẩu của ngành da giày trên thị trường thế giới vẫn còn yếu do thiếu khả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, qui mô sản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao… Ưu thế về nhân công lao động (giá nhân công rẻ, dồi dào…) đã không còn thuận lợi như trước đây. Chính vì thế, dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25-30% giá trị gia tăng vì ngành da giày chủ yếu vẫn dựa vào lợi thế nhân công rẻ là chính.
Sau khi EU công bố, từ ngày 1/1/2009 loại mặt hàng giày da Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng GSP (thuế quan ưu đãi dành cho những quốc gia nghèo), đã đặt các DN da giày Việt Nam vào tình thế khó khăn. Ngành da giày Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi một cuộc điều tra mới, khi thời hạn áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với mũ da Việt Nam (năm 2006) sẽ hết hạn vào tháng 10/2009 tới. Với tình trạng này, có thể sẽ có một số đối tác nước ngoài di dời đơn hàng sang một số nước khác trong khu vực để tranh thủ lợi thế về GSP. Điều này làm cho các DN nhỏ sẽ giảm đơn hàng do khách hàng di dời đơn hàng sang các nước được hưởng GSP như Indonesia, Bangladesh…
Thêm nữa, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành sản xuất da giày nói riêng. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng này và nó có tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày. Bởi, đây là những thị trường nhập khẩu hàng da giày, dệt may chính của Việt Nam, nên theo ước tính của ngành này, trong năm 2009, nhu cầu sử dụng hàng dệt may ở các nước trên có khả năng giảm 15%. Thị trường sẽ chật hẹp hơn nhiều, và các nhà sản xuất trong và ngoài nước cũng phải cạnh tranh gay gắt hơn.
Thách thức mới
Các DN kinh doanh sản xuất da giày dự kiến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu da giày sẽ chỉ đạt ở mức xấp xỉ năm 2008. 8 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu của ngành da giày nước ta đạt gần 2,8 tỷ USD, giảm 327 triệu USD so với cùng kỳ năm 2008, đạt 54% so với mục tiêu đề ra (5,1 tỷ USD). Mục tiêu của ngành da giày Việt Nam vào năm 2010 là sản xuất 720 triệu đôi giày dép các loại; 80,7 triệu chiếc cặp túi xách và 80 triệu sqft (1 sqft = 0,3048 m2) da thuộc thành phẩm.
Ông Nguyễn Đức Thuấn – Chủ tịch Lefaso cho biết: “để hỗ trợ DN trong ngành, từ nay đến cuối năm, Lefaso sẽ cùng Bộ Công thương tổ chức 4 chương trình hội chợ trong nước để quảng bá thương hiệu da giầy Việt Nam, tổ chức 20 đoàn khảo sát thị trường và kêu gọi đầu tư ở 2 vùng thị trường EU và Bắc Mỹ, mở rộng thị trường Đông Âu và Liên bang Nga”.
(Theo Đắc Tiến // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com