Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng quan thị trường may mặc toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào thị trường may mặc của Hoa Kỳ và EU, 2 thị trường chiếm tới 64% thương mại toàn cầu về may mặc (theo dữ liệu từ tổ chức thương mại thế giới WTO). Xuất khẩu từ Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Băng-la-desh mới tăng nhanh trong khi đó thị phần của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu đã tăng lên từ năm 2000. Xuất khẩu hàng may mặc của EU ở mức không đáng kể, trái ngược hẳn với mức xuất khẩu của Hoa Kỳ.

Sau khi xuất khẩu của Trung Quốc tăng lên trong 7 năm qua, Trung Quốc đã thống trị thị trường may mặc toàn cầu.
 
Dựa theo dữ liệu mà tổ chức thương mại thế giới đưa ra, thị phần của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu đã tăng từ 23% năm 2000 (nếu loại trừ các hoạt động nội thương của EU) lên tới 43% năm 2007. Trái lại, lượng hàng từ các nhà cung cấp khác dường như không đáng kể.
 
Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào Hoa Kỳ và EU.
 
Một phần hàng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn được bán sang Hồng Kông, tiếp tục giữ vững 11% thị phần thương mại may mặc toàn cầu trong năm qua, mặc dù đã giảm xuống từ 16% năm 2000.
 
Mặc dù xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc trong năm qua phụ thuộc phần lớn vào thị trường Hoa Kỳ và EU, 28% lượng hàng đã được bán vào thị trường Châu Á năm 2007, phần lớn nhờ vào 82% thị phần của thị trường nhập khẩu Nhật Bản.
 
EU vẫn là 1 nhà xuất khẩu may mặc lớn với khối lượng hàng trị giá 25 tỷ đôla Mỹ tới các nước ngoài khu vực 27 quốc gia.
 
Xuất khẩu của EU, nếu loại trừ các vấn đề nội thương diễn ra giữa các nước thành viên, đã tăng gấp đôi trong 7 năm qua, chiếm tới 9.3% thương mại toàn cầu trong năm 2007.
 
 
Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Băng-la-desh
 
Trái lại, xuất khẩu từ Hoa Kỳ có vẻ không đáng kể, đã giảm một nửa trong vòng 7 năm và chiếm gần 1.61% thị phần thương mại toàn cầu.
 
Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Châu Á đã tận dụng lợi thế của sự tăng trưởng trong 7 năm qua, đặc biệt là Việt Nam (+300%), Thổ Nhĩ Kỳ (+114%) hay Băng-la-desh (+100%).
 
Xuất khẩu từ Ấn Độ tăng nhẹ (+62%) trong khi đó xuất khẩu từ Indonesia chỉ tăng 24%.
 
Ngoại trừ các hoạt động nội thương của EU thì Mỹ và EU vẫn là 2 thị trường nhập khẩu với cùng quy mô năm 2007 vào khoảng 84 tỷ Đôla Mỹ, chiếm tới 64% thị phần trên thị trường may mặc toàn cầu.
 
Nhập khẩu từ Nga mới nổi lên trong năm qua với thị phần 6% trên thị trường thế giới năm 2007, trong cùng thời gian đó Nhật Bản vẫn giữ vững mức thị phần 9%.

(Theo Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container