Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vải ngoại vẫn lấn sân

Mùa hè, thị trường vải thời trang của "phái đẹp" lại sôi động. Đây là khoảng thời gian mà người bán hàng các chợ tranh thủ nhập vải về. Thực tế cho thấy, vải bình dân có xuất xứ từ Trung Quốc gần như chiếm lĩnh cả thị trường thành thị và nông thôn, trong khi vải sản xuất trong nước chỉ "khiêm tốn" giữ một phần nhỏ…

Vải Trung Quốc ngập tràn ở chợ vải Ninh Hiệp. 

Dạo quanh các chợ chuyên kinh doanh vải như chợ Hôm, Đồng Xuân, dọc phố Phùng Khắc Khoan, phố Nguyễn Đình Chiểu… bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được sự đa dạng của thị trường vải. Thu hút khách hàng nhiều nhất là các loại vải cotton, lụa tơ tằm, katê... với giá 50.000-90.000 đồng/m. Chị Nguyễn Thanh Bình - một tiểu thương chuyên kinh doanh vải ở chợ Ðồng Xuân cho biết, những năm trước, loại vải may mặc trong mùa nóng chỉ có linen, cotton, sô... dù thấm mồ hôi nhưng khi mặc lại nhăn, nên không được nhiều khách hàng ưa chuộng. Năm nay, có nhiều loại vải đã khắc phục được những hạn chế trên mà khi mặc vẫn mát. Vẫn là vải toan, lụa, cotton, thun... nhưng khi dệt đã pha thêm loại sợi mềm, mịn tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Điều đặc biệt là giá các loại vải này khá hợp lý. Trong đó, vải cotton giá 40.000-45.000 đồng/m; thô một mặt 35.000 đồng/m, thô hai mặt 40.000 đồng/m; thun dao động 40.000 - 60.000 đồng/m; ka ki hoa giá 45.000 - 50.000 đồng/m (tùy loại)... Các loại vải trên đều có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… riêng loại vải có xuất xứ từ Trung Quốc được tiêu thụ mạnh, bởi mẫu mã phong phú, giá lại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Kể từ khi có thông tin một số loại vải may mặc bị nhiễm hóa chất là formaldehyde, amin thơm, có thể gây ra một số bệnh cho người tiêu dùng, việc kiểm tra đối với các loại vải đã được đẩy mạnh từ cuối năm 2009. Theo báo cáo của các ngành chức năng, gần như các đợt kiểm tra đều phát hiện vi phạm. Từ giữa tháng 3 đến nay, ngành chức năng đã phát hiện 7 lô vải nhập khẩu nhiễm hai loại hóa chất có khả năng gây độc hại cho người sử dụng là formaldehyde và amin thơm, với hàm lượng vượt mức cho phép gấp nhiều lần. Với hàng chính ngạch, ngành chức năng đã phát hiện 20 lô nhập khẩu rất lớn bị nhiễm hóa chất nồng độ cao. Theo quy định, các lô hàng không an toàn đều buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy. Song, nhiều loại vải không rõ nguồn gốc, không an toàn vẫn đến tay người tiêu dùng.

Trong khi đó, mặc dù các doanh nghiệp trong nước đã tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành, nhưng về cơ bản việc sản xuất các loại vải mới chỉ tập trung làm gia công cho nước ngoài, gần như họ bỏ "quên" thị trường nội địa. Được biết, mỗi năm ngành dệt may phải nhập hàng trăm triệu mét vải về để may các sản phẩm xuất khẩu. Đây là một nghịch lý, các doanh nghiệp hiểu rất rõ điều đó nhưng quay lại thị trường nội địa không hề đơn giản. Để vải nội cạnh tranh với các loại vải ngoại, các doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí để giảm giá thành, phát triển hệ thống phân phối và quảng bá thương hiệu sản phẩm...

Ngành dệt may đã đầu tư đáng kể trong việc nâng cao chất lượng, sản lượng, mẫu mã sản phẩm. Chỉ tính riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam, từ năm 2001 đến nay đã đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng vào các dự án sản xuất vải sợi có công nghệ cao; đồng thời "gọi" đầu tư vào dự án xây dựng các nhà máy in hoa vải cotton, kéo sợi compact cao cấp...

(Theo Thanh Hiền // Hanoimoi Online)

  • Áp lực cho sợi dệt
  • Ngành dệt may triển khai nhiều dự án cho mục tiêu phát triển bền vững
  • Vinatex đón nhận Huân chương Sao Vàng
  • Các doanh nghiệp dệt may: Tiết kiệm điện để giảm giá thành
  • DN dệt may : Thiếu lao động và điện
  • Nghịch lý dệt may
  • Ngành dệt may: Cách nào tạo thương hiệu?
  • Dệt may chủ động nguyên liệu nhờ dầu khí
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container