Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội: Sẽ xây mới 7 cầu và 1 hầm qua sông Hồng

Đây là một trong những đề xuất nằm trong Đồ án quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Liên doanh tư vấn quốc tế PPJ đưa ra. Theo PPJ, mạng lưới giao thông của Hà Nội hiện chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của xã hội.
 
Sẽ có 7 cây cầu mới được xây dựng bắc qua sông Hồng
 
Theo đó, PPJ đề xuất sẽ xây dựng mới 7 cầu và 1 hầm qua sông Hồng. Ngoài ra, PPJ cũng đề xuất sẽ cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường bộ hiện hữu các tuyến quốc lộ như QL32, đường Láng - Hòa Lạc, QL6, QL1A, 1B, QL5, QL3 nhằm chia sẻ sự quá tải cho các tuyến hướng tâm này.
 
Về đường sắt, Hà Nội sẽ cải tạo, xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường sắt vành đai song song theo hành lang vành đai IV, xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam và 5 tuyến đường sắt đô thị (theo dự án đường sắt đô thị của TP Hà Nội cũ) kết hợp xây dựng mới các tuyến đường sắt phục vụ ngoại ô, kết nối với hệ thống đường sắt nội đô và quốc gia thông qua các ga đầu mối.

Về đường hàng không, Hà Nội sẽ tập trung nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài lớn nhất phía Bắc, đạt 50 triệu hành khách/năm sau năm 2030 và sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn.

Về đường thuỷ, sẽ khơi thông luồng lạch nhằm khai thác tối đa các tuyến sông Hồng và các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh. Cùng với đó, Hà Nội cải tạo các sông Đáy, sông Tích nhằm phục hồi các tuyến đường thủy phục vụ du lịch và nông nghiệp trên các sông này, nâng cấp, xây dựng hệ thống các cảng sông khu vực Hà Nội, Sơn Tây, liên kết với các cảng của tỉnh Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nam.

Cũng theo đồ án quy hoạch chung, Hà Nội sẽ kiểm soát và dành đủ quỹ đất để bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe và phát triển hệ thống đường sắt vận tải hành khách khối lượng lớn kết hợp với mạng lưới xe buýt nhanh tạo thành mạng lưới liên hoàn, hiệu quả và xây dựng 7 tuyến đường sắt đô thị, kéo dài kết nối đô thị hạt nhân với các đô thị vệ tinh.

Đối với các đô thị vệ tinh sẽ tăng cường vận chuyển hành khách bằng giao thông công cộng và xây dựng hệ thống tàu điện ngầm khu vực nội đô từ đường vành đai 3 trở vào để kết nối với hệ thống đường sắt công cộng ngoại đô, giảm tải giao thông cá nhân.

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Đấu giá quyền thu phí đường bộ: Giá dự thầu cao khó hiểu
  • Vay Quỹ Kuwait phát triển hạ tầng giao thông Điện Biên
  • Đại lộ Đông Tây: Con đường đầy bất hợp lý
  • Chung quanh việc áp dụng biện pháp tự vệ mặt hàng kính xây dựng
  • Hai vấn đề “nóng” trong xây dựng cơ bản: Khai thác nguồn vốn và giải ngân
  • Đường giao thông ngoài cảng Vân Phong xây dựng theo hình thức BT
  • Nhật Bản hỗ trợ 3 dự án xây dựng hạ tầng tại Việt Nam
  • Cần 45.000 tỷ đồng cho các công trình giao thông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container