Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi quy hoạch đô thị “đụng” quy hoạch giao thông: Ưu tiên đảm bảo hạ tầng kỹ thuật

- Thưa ông, tại sao lại có tình huống nêu trên khi mà trên nguyên tắc tất cả các quy hoạch phải thống nhất với nhau trước?
 

 

Quy hoạch xây dựng đô thị chưa thể “gút” được, vì không rõ quy hoạch giao thông sẽ được thực hiện như thế nào.

Một dự án xây dựng đô thị được giao đất cách đây vài năm, nay lại có nguy cơ bị điều chỉnh vì vướng quy hoạch giao thông…

Chính vì vậy, mới đây UBND TPHCM đã giao Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) TPHCM cùng Công ty Tư vấn phát triển giao thông vận tải phía Nam (Tedi South)-tư vấn lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2025 và Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM tính toán giải quyết các vướng mắc ấy.

Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với ông Trần Chí Dũng (ảnh), Quyền Giám đốc Sở QHKT TPHCM.

- Đúng là về nguyên tắc TPHCM phải có một quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch không gian đô thị, trên cơ sở tích hợp một cách thống nhất, hợp lý tất cả các quy hoạch ngành, nghề khác nhau.


Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hiện thành phố còn có nhiều quy hoạch đi riêng lẻ, chồng chéo và vênh nhau. Ví như quy hoạch chung xây dựng đô thị TPHCM đến năm 2020 được phê duyệt năm 1998, nhưng tới năm 2007 quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM mới được phê duyệt.


Hiện nay, quy hoạch chung xây dựng đô thị TPHCM đến năm 2025 lại đang được Chính phủ xem xét điều chỉnh, trong khi đó quy hoạch phát triển kinh tế thành phố mới triển khai thực hiện. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nêu trên.


Tuy nhiên, thực trạng này cũng còn một nguyên nhân khác quan trọng không kém. Đó là quy hoạch chung tổng thể mới chỉ dừng lại ở mức định hướng không gian đô thị phát triển hệ thống hạ tầng đô thị trong đó có xác định hướng tuyến của các trục đường giao thông quan trọng.


Từ hướng tuyến này cho đến khi có được dự án cụ thể triển khai trên thực tế là một đoạn đường dài. Trong khi đó, trước yêu cầu phát triển, thành phố vẫn phải triển khai các dự án phát triển đô thị.


TPHCM cũng đã cố gắng tính toán để các dự án này không chồng chéo lên nhau. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng lường hết được những tình huống sẽ xảy ra trong thực tế.


- UBND TPHCM vừa giao Sở QHKT cùng Tedi South và Sở GTVT tính toán giải bài toán bất cập như ông đã nêu. Vậy, để  thực hiện chỉ đạo của thành phố, quan điểm xử lý vấn đề này của Sở QHKT ra sao, thưa ông?

Thi công Đại lộ Đông Tây TPHCM. Ảnh: ĐỨC TRÍ

- Quan điểm của Sở QHKT phối hợp chặt chẽ với các sở chuyên ngành GTVT, TN-MT, các địa phương sẽ cố gắng tìm ra giải pháp ít thiệt hại cho các bên nhất.


Tuy nhiên, nếu không có giải pháp thỏa mãn cho tất cả các bên thì vẫn phải ưu tiên cho giải pháp đảm bảo an toàn kỹ thuật cho mạng lưới giao thông thành phố.


Vừa qua, khi tính toán bán kính các nút giao thông và tuyến đường cho đường cao tốc TPHCM - Long Thành-Dầu Giây, Sở QHKT, Sở GTVT cùng các cơ quan liên quan đã thống nhất ưu tiên chọn giải pháp an toàn cho trục giao thông này.


- Dự án đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây đang được ngành chức năng triển khai thực hiện. Các thông số kỹ thuật của các dự án này đã khá rõ nên Sở QHKT, Sở GTVT có cơ sở để ưu tiên cho phát triển giao thông. Đối với những dự án còn nằm trong… quy hoạch, chưa hề được nghiên cứu, triển khai, thì căn cứ nào để tính toán ưu tiên cho phát triển giao thông?


- Trong các tình huống ấy, Sở QHKT và các ban - ngành liên quan đã thống nhất tạm thời “quay bán kính” khống chế phần đất có thể thực hiện dự án giao thông, “khoanh” lại và không cho triển khai các dự án khác, hoặc tạm thời chưa làm quy hoạch chi tiết ở những khu vực này cho đến khi dự án giao thông được triển khai.


Vừa qua, một số quận, huyện khi triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết cũng đã gặp tình huống “đụng” quy hoạch giao thông. Sở QHKT cùng Sở GTVT và Tedi South đã triển khai nghiên cứu một số dự án giao thông và cung cấp các thông số kỹ thuật cho quận, huyện để thực hiện quy hoạch chi tiết.


- Ông có nghĩ điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển đô thị và cuộc sống của người dân?
 

- Đây là việc “chẳng đặng đừng” đối với Sở QHKT cũng như các ban ngành liên quan khác. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện trong các dự án phát triển mạng giao thông chính. Các trục giao thông nhánh có thể được xem xét tìm hướng giải quyết có lợi cho người dân và các dự án khác.


- Xin cảm ơn ông.
 

Ông Nguyễn Kim Lăng-Phó Tổng giám đốc Tedi South:
 

Sẽ tích hợp quy hoạch giao thông vào một bản đồ địa chính chung

Tedi South sẽ cùng với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Giao thông Vận tải tính toán đưa quy hoạch giao thông tích hợp vào một bản đồ địa chính chung của thành phố. Trên bản đồ này, quy hoạch giao thông sẽ đóng vai trò khung “xương”, còn các quy hoạch xây dựng khác sẽ là phần “da, thịt”.


Vì là phần xương nên quy hoạch giao thông phải được tính toán rất kỹ trên cơ sở đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật chuyên ngành. Tuy nhiên, với các đường nhỏ thuộc loại đường nhánh có thể được điều chỉnh tùy tình hình thực tế.

(Theo SGGP)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Thành lập Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội
  • Khoảng cách giữa quy hoạch và thực tiễn
  • Phê duyệt chiến lược phát triển giao thông vận tải đến 2020
  • Khởi công xây dựng dự án cầu dây văng lớn nhất Việt Nam
  • Xây dựng đường hầm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)
  • Phát triển dự án nhiệt điện Vũng Áng 2 theo hình thức xây dựng - khai thác và chuyển giao
  • Chuyển biến trong giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản của TP Cần Thơ
  • Phương án quy hoạch và kiến trúc Nhà ga hành khách T2 vẫn chưa xứng tầm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container