Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây đường sắt cao tốc bằng vốn vay và vốn từ quỹ đất

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ chia sẻ áp lực vận chuyển hành khách trên tuyến đường sắt hiện tại sau năm 2035. Ảnh minh họa: Lê Toàn

Phương án tài chính đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội-TPHCM được dựa trên việc vận động nguồn vốn vay ODA hoặc OCR (nguồn vốn vay theo lãi suất thị trường) cho việc đầu tư hạ tầng và nguồn thu từ quỹ đất cho việc đền bù giải phóng mặt bằng.

 Đây là một trong những nội dung thông báo của Văn phòng Chính phủ nêu lại kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp của thường trực Chính phủ về báo cáo đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-TPHCM.

Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các bộ, ngành liên quan phải phân tích rõ sự cần thiết của dự án đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Việc phê duyệt dự án cần làm toàn tuyến, trên cơ sở đó thu hút vốn đầu tư. Nếu có đủ điều kiện về nguồn lực cho dự án thì triển khai đồng loạt, nếu chưa đủ thì thống nhất với các nhà tài trợ để triển khai từng đoạn, trong đó ưu tiên đoạn Hà Nội-Thanh Hóa, TPHCM-Phan Thiết, Đà Nẵng-Huế.

Kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng từ nguồn thu quỹ đất trên cơ sở hình thành các khu đô thị, cụm công nghiệp dọc tuyến.

Kinh phí xây dựng nhà ga, hệ thống thông tin tín hiệu, trang bị phương tiện vận tải sẽ được gọi vốn từ các thành phần kinh tế tham gia. Doanh nghiệp đầu tư bằng nguồn vốn vay và Chính phủ sẽ có phương án bảo lãnh vốn vay.

Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện nội dung của báo cáo đầu tư dự án để trình Hội đồng thẩm định nhà nước trong tháng 8-2009; đồng thời, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư để kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
 

Bộ Giao thông Vận tải tính toán rằng đường sắt cao tốc Bắc-Nam có tổng vốn đầu tư khoảng 55,85 tỉ đô la Mỹ, với chiều dài 1.570 km, vận tốc tàu tối đa đạt 350 km/giờ. Toàn tuyến Hà Nội-TPHCM dự kiến được đưa vào khai thác năm 2035, kết hợp chạy 2 hình thức đan xen là tàu nhanh (5 giờ 38 phút) và tàu thường (6 giờ 51 phút). Dự án này cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển đô thị dọc đường sắt cao tốc.

(Theo Yến Dung // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • Dự án tàu điện Bắc-Nam vận tốc 300 km một giờ
  • Công trình xây dựng dân dụng đội giá
  • Giải pháp nghiên cứu các yếu tố bất định trong tính toán tiến độ thi công hạn chế thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản
  • Tăng mạnh mức phạt tối đa với vi phạm trong xây dựng
  • Chống sạt lở - Công trình cấp bách, triển khai cầm chừng!
  • Năm 2009: 8.600 tỷ đồng bổ sung cho ngành giao thông vận tải
  • Về tiến độ dự án đường vành đai 3: Cần đồng thuận vì lợi ích chung
  • Quy hoạch xây dựng công trình ngầm đô thị… “trận địa” còn bỏ trống
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container