Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Áp dụng đạo luật Lacey: Về lâu dài là tốt

Chế biến gỗ xuất khẩu tại Bình Dương

Đó là nhận định của ông Võ Trường Thành - Chủ tịch HHDN Gỗ tỉnh Bình Dương, Chủ tịch HĐQT Cty Tập đoàn gỗ Trường Thành khi trao đổi với chúng tôi về Đạo luật Lacey của Mỹ. Theo ông Thành việc kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu gỗ trước mắt không ảnh hưởng gì nhiều đến các DN, về lâu dài là cần thiết, giúp cho DN gỗ VN phát triển. 

Theo ông Thành, nói ngắn gọn thì Đạo luật Lacey là quy định DN khi XK sản phẩm gỗ vào Mỹ thì phải có khả năng xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ nguyên liệu khi có yêu cầu của Mỹ.

Không ảnh hưởng nhiều

Quy định không mới vì thực tế là DN nào cũng phải ghi hồ sơ về nguyên liệu, về số lượng... cung ứng cho ngành chức năng và cho người mua... Tuy nhiên, do nhiều DN còn xem nhẹ vấn đề này nên ghi chép còn sơ sài, hồ sơ lưu giữ không đầy đủ. Đối với các DN chế biến gỗ lớn có XK sản phẩm gỗ sang Châu Âu thì từ nhiều năm trước, họ đã được cấp chứng nhận FFC - COC theo quy định của thị trường nên đã thực hiện bài bản vấn đề này. Ví dụ như Cty của ông Thành từ 9 năm nay đã vận hành quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn FFC của Châu Âu, đã được Châu Âu cấp chứng nhận FFC- COC. Nói dễ hiểu là quy định này buộc nhà sản xuất phải ghi chép và lưu hồ sơ hành trình gỗ nguyên liệu khi vào, sản phẩm gỗ ra khỏi nhà máy, XK đi đâu...

Do vậy, để tuân thủ Đạo luật Lacey của Mỹ, những DN nào có XK sản phẩm vào Mỹ mà chưa có chứng nhận FFC- COC, và từ trước đến này xem nhẹ vấn đề ghi chép lưu giữ hồ sơ nêu trên thì bây giờ phải làm lại quy trình này một cách bài bản. Còn những DN nào đã có chứng nhận FFC- COC thì không cần làm thêm gì cả, bởi các hồ sơ theo dõi đạt quy định FFC đầy đủ hơn các quy định của Lacey. Ngoài ra, để được cấp chứng nhận FFC- COC, phía Châu Âu yêu cầu DN phải được một đối tác thứ ba ở nước ngoài làm chứng. Còn Lacey thì không cần đối tác thứ ba làm chứng, mà DN tự mở sổ sách theo dõi, tự khai nếu ngành chức năng của Mỹ yêu cầu dù việc bị yêu cầu này rất ít khi xảy ra, trừ khi DN bị nghi ngờ về nguồn gốc nguyên liệu gỗ không rõ ràng...

Cần thiết !

Ông Thành và một số DN gỗ cho rằng Đạo luật Lacey không gây khó gì nhiều cho DN VN như quan điểm của một số người vì nhiều lý do. Thứ nhất, Đạo luật Lacey là biện pháp hạn chế tình trạng phá rừng tràn lan trên toàn thế giới, giúp DN VN có ý thức hơn với môi trường, quan tâm hơn đến việc phải nâng cao công nghệ để giảm khai thác rừng tự nhiên, giảm chế biến bằng gỗ quý, chú trọng hơn đến việc trồng rừng để ổn định nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng.  Nhiều DN gỗ tại Bình Dương cho biết hiện nay nhiều DN gỗ tại tỉnh Bình Dương đã tăng tỷ suất lợi nhuận lên cao hơn trước, nhờ giảm tỷ lệ cơ cấu nguyên liệu trong tổng giá thành chỉ còn khoảng 30%. Làm được như vậy là nhờ các DN đã trang bị máy móc hiện đại, có thể biến bột cellulo xay từ gỗ tạp, từ lá, cỏ... thành những sản phẩm cao cấp. Thứ 2, thực tế đang có khá nhiều DN chế biến gỗ sản xuất để bán cho DN khác, mà không quan tâm nhiều đến thương hiệu, đến các quy trình công nghệ hay các quy định về tiêu chuẩn... Khi các nước NK gia tăng sức ép buộc sản phẩm phải có hồ sơ nguồn gốc, phải tuân thủ các quy định... thì nhà phân phối sẽ phải yêu cầu nhà sản xuất tuân thủ những vấn đề tương ứng. Điều này trước mắt gây khó cho DN, nhưng về lâu dài là giúp cho DN phát triển.

Ông Thành nói, thị trường tiêu thụ càng nghiêm ngặt bao nhiêu, lúc đầu có thể gây khó cho các sản phẩm của VN do VN mới hội nhập. Tuy nhiên, về lâu dài thì có rất nhiều quy định, tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ đã giúp cho nhiều ngành sản xuất VN phát triển ngang và vượt tầm thế giới trong thời gian chưa đầy 10 năm nay như gỗ, chế biến gạo, dệt may, thủy sản...

Những trường hợp được miễn trừ kê khai nguồn gốc theo Luật Lacey

* Nhằm cho phép ngành chế biến gỗ có thời gian điều chỉnh, đạo luật có các chương đặc biệt cho những sản phẩm phức tạp thường sử dụng nguyên liệu từ nhiều nước hoặc nhiều loài khác nhau. Nếu như nước xuất xứ hoặc loài là không rõ với lô hàng, đạo luật cho phép tờ khai với tên loài hoặc nước xuất xứ phù hợp nhất. Sự nới lỏng này phần nhiều được thu hẹp sau khi chính phủ rà soát lại yêu cầu khai báo trong vòng hai năm.

* Tờ khai cho sản phẩm giấy từ bột giấy tái chế không cần kê khai tên loài và xuất xứ của nguyên liệu tái chế. Nhưng tờ khai bắt buộc phải có phần trăm trung bình của lượng nguyên liệu tái chế, loài và các thông tin gốc của nguyên liệu thực vật không thuộc nguồn tái chế cũng như phần trăm của chúng trong sản phẩm.

* Người nhập khẩu không phải khai báo nguyên liệu thực vật làm bao bì như thùng các tông hoặc palet, trừ phi những bao bì này chính là hàng nhập khẩu.

(Theo Phạm Nguyễn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp chế biến gỗ "choáng" vì giá nguyên liệu tăng
  • Luật Lacey chưa ảnh hưởng lên xuất khẩu gỗ
  • Xuất khẩu đồ gỗ: Bất thường và bình thường
  • DN chế biến, XK gỗ: Nước đến chân - Nhảy đến đâu?
  • Doanh nghiệp sản xuất gỗ lao đao vì luật mới của Mỹ
  • Xuất khẩu gỗ đối mặt nhiều rào cản mới
  • Trường Thành đào tạo lao động ngành gỗ cho Nam Phi
  • Hai tháng, xuất khẩu gỗ đạt 360 triệu USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container