Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp gỗ Việt Nam bị 'thôn tính' trên sân nhà

Chế biến gỗ XK tại Tập đoàn Trường Thành
DN gỗ tại TP HCM và Bình Dương đang rất lo lắng việc các DN gỗ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc (TQ) đang tăng cường đầu tư sang VN.  

Bà Đỗ Thị Loan - Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương (Bifa) cho biết các DN gỗ VN đang đứng trước nguy cơ bị lấn át và thôn tính. Một dẫn chứng ngay chính Cty của mình, Bà Loan cho biết mới đây, Cty bà đã được một Cty TQ đề nghị sang nhượng lại cổ phần với giá rất cao.

Lý giải nguyên nhân các DN TQ tăng mạnh đầu tư vào VN, theo bà Loan là theo thông tin từ một số khách hàng bên Mỹ, dự kiến đồ gỗ TQ từ đầu năm 2011 bị đánh thuế chống bán phá giá có thể lên đến 200%. Do vậy các DN TQ chọn giải pháp đầu tư sang nước thứ 3 với mục đích cao nhất là lấy C/O (nguồn gốc) hàng từ các nước này XK sang Mỹ để “lách thuế chống bán phá giá”. Tuy nhiên, DN gỗ TQ thích đầu tư VN nhất do ngành gỗ VN đã phát triển, lực lượng LĐ lành nghề đủ khả năng làm hàng chất lượng cao.

Ông Nguyễn Chiến Thắng- Chủ tịch Hiệp hội gỗ TP HCM (Hawa) cũng đồng tình với lo lắng của bà Loan. Ông Thắng cho biết hiện tượng DN gỗ nước ngoài, mà cụ thể nhiều nhất là DN gỗ Đài Loan vốn đã đầu tư vào VN từ nhiều năm trước lập nhà máy chế biến gỗ XK. Tuy nhiên, từ đầu năm 2010 có hiện tượng các DN TQ mua tranh nguyên liệu tại VN với giá cao (“Nguy cơ thiếu nguyên liệu gỗ”, Báo DĐDN- ngày 25/6/2010), và hiện đang tích cực đầu tư sâu vào VN. Việc áp thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với đồ gỗ TQ đã thực hiện từ nhiều năm nay, tùy theo mỗi DN mà có mức áp thuế khác nhau.

Theo bà Loan, tính riêng từ đầu năm 2010 cho đến nay, công nghiệp chế biến gỗ của VN đã tăng trưởng 30% so cùng kỳ, trong đó các DN trong nước chỉ tăng trưởng 10%, còn lại 20% là tăng trưởng của các DN có vốn nước ngoài. Số liệu trên cho thấy thị phần và sức mạnh của các DN gỗ nước ngoài mà chủ yếu là các DN Đài Loan đang lấn át DN VN. Họ luôn chiếm ưu thế đầu vào, đầu ra cũng như về vốn, do thực chất hoạt động của họ là Cty con ở VN, chủ yếu gia công gửi về Cty mẹ ở nước ngoài tiêu thụ. Trong khi đó, các DN VN vốn yếu về tài chính, lại đang gặp hàng loạt khó khăn về vốn và tỷ giá ngoại tệ. Một khó khăn khác, trong tình hình LĐ của ngành gỗ đang thiếu trầm trọng thì việc tăng đầu tư của DN gỗ TQ sang VN sẽ gây tình trạng “giành giựt nhân công”.

Bà Loan kiến nghị Nhà nước nên hỗ trợ nhiều hơn về chính sách vĩ mô cho DN trong nước. Bởi nếu không, có thể DN VN bị vạ lây về thuế chống bán phá giá.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Sản phẩm nội thất: Bỏ ngỏ nội địa
  • Ngành gỗ cần đi cả “hai chân”
  • Doanh nghiệp đồ gỗ: Thận trọng bước trên sân nhà
  • Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ có thể vượt 4 tỷ USD
  • Nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gốm sứ
  • Ngành gỗ chủ động ứng phó với rào cản thương mại
  • Doanh nghiệp gỗ làm mới mình
  • Thêm cơ hội quảng bá ngành gỗ và lâm sản Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container