Quí I/2009, gỗ thông là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất đạt 14,9 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Lượng gỗ thông nhập khẩu trong kỳ đạt 68 nghìn m3, giảm 13%.
Trị giá nhập khẩu gỗ thông giảm mạnh hơn so với lượng nhập khẩu là do giá nhập khẩu gỗ thông giảm so với cùng kỳ. Nhìn chung, nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu 3 tháng đầu năm 2009 giảm so với năm 2008.
Trong 3 tháng đầu năm, New Zealand là thị trường cung cấp gỗ thông nguyên liệu chính cho Việt Nam, trong đó chiếm 53% lượng gỗ nhập khẩu. Lượng gỗ thông nhập khẩu từ thị trường này tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2008 đạt hơn 36 nghìn m3, tăng 6,8%. Trong khi đó, do giá gỗ thông nguyên liệu giảm, nên trị giá nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu lại giảm 2,5% so với cùng kỳ, đạt 6,8 triệu USD.
Lượng gỗ thông nhập khẩu từ thị trường Chilê chỉ bằng 50% so với lượng nhập cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,8 nghìn m3, với kim ngạch đạt 1,88 triệu USD, giảm 47% về trị giá. Nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc giảm nhẹ so với cùng kỳ. Nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu từ Oxtraylia tăng 77% về lượng và tăng 55% về trị giá so với cùng kỳ.
Các thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn tiếp theo cho Việt Nam gồm: Phần Lan, Thuỵ Điển, Canada….
Về giá gỗ thông nhập khẩu:
Giá nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu tháng 3/2009 trung bình ở mức 193,6 USD/m3, thấp hơn so với mức giá nhập trung bình tháng trước 2 USD/m3. Sau khi có xu hướng tưng giá mạnh trong 2 năm 2007 và 2008, giá gỗ thông nguyên liệu nhập khẩu từ đầu năm 2009 đến nay có xu hướng giảm về mức giá năm 2006.
Giá gỗ thông tròn nhập khẩu trung bình tháng 3/2009 ở mức 94 USD/m3, thấp hơn 30 USD/m3 so với mức giá nhập trung bình tháng trước. Giá nhập khẩu gỗ thông tròn trung bình thấp hơn nhiều so với giá nhập trung bình tháng trước là do trong tháng có 2 lô hàng gỗ thông tròn kích thước nhỏ nhập từ thị trường Ôxtrâylia với đơn giá 30-40 USD/m3, trong khi tháng 2/2009 các doanh nghiệp lại nhập cả gỗ thông vàng tròn từ Nhật Bản với đơn giá 290-330 USD/m3. Giá nhập khẩu gỗ thông tròn từ thị trường New Zealand trung bình ở mức 99 USD/m3 – CIF, giảm 4 USD/m3 so với giá mức giá nhập trung bình tháng trước.
Giá trung bình nhập khẩu gỗ thông xẻ tháng 3/2009 ở mức 200 USD/m3, thấp hơn so với mức giá nhập trung bình tháng trước 4 USD/m3; giá nhập từ thị trường Canada trung bình ở mức 138 USD/m3 – CIF; giá nhập từ thị trường New Zealand trung bình ở mức 185 USD/m3 – CIF, thấp hơn so với mức giá nhập trung bình tháng trước 6 USD/m3; giá nhập từ Ôxtrâylia trung bình ở mức 153 USD/m3 – CIF, thấp hơn 11 USD/m3. Giá nhập từ thị trường Chilê trung bình ở mức 263 USD/m3 – CIF.
Tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, giá gỗ thông nguyên liệu trong các tháng tới sẽ tiếp tục ở mức thấp, tuy nhiên khó có khả năng giảm mạnh như các tháng cuối năm 2008 và quí I/2009.
Dưới đây là những thị trường chính cung cấp gỗ thông cho Việt Nam trong quí I/2009
Thị trường | ĐVT | Lượng | Trị giá (USD) | Giá TB (USD/ĐVT) |
New Zeland | M3 | 36.329 | 6.798.821 | 187 |
| tấn | 125 | 26.040 |
|
Chilê | M3 | 7.824 | 1.884.140 | 241 |
Trung quốc | Kg | 369.250 | 785.006 |
|
| M2 | 64.995 | 70.195 |
|
| M3 | 852 | 381.501 | 448 |
| Tấm | 37.340 | 6.348 |
|
Ôxtrâylia | M3 | 6.542 | 1.110.661 | 170 |
Phần Lan | M3 | 3.487 | 864.385 | 248 |
Thuỵ Điển | M3 | 2.499 | 699.872 | 280 |
Canada | M3 | 2.319 | 308.288 | 133 |
Mỹ | M3 | 1.745 | 298.575 | 171 |
Hồng Kông | M2 | 204 | 41.861 |
|
| M3 | 1.094 | 224.321 | 205 |
Hà Lan | M3 | 1.078 | 233.689 | 217 |
Đài Loan | M3 | 1.207 | 214.853 | 178 |
Lào | M3 | 686 | 203.900 |
|
Nhật Bản | M3 | 521 | 172.676 | 331 |
(Theo Vinanet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com