Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 4/2009 tăng nhẹ

 

Theo số liệu thống kê chính thức, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 4 đạt 633,43 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng 3 và so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2,573 tỉ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt 22,4% so với kế hoạch năm.

Như vậy, trước tình hình kinh tế thế giới đang rơi sâu vào suy thoái, ngành dệt may Việt Nam hiện gặp nhiều khó khăn do các nhà nhập khẩu lớn là Mỹ, EU… giảm mạnh nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2009. Dự báo, cho đến hết năm 2009, ngành dệt may xuất khẩu của nước ta còn tiếp tục gặp khó khăn và kim ngạch xuất khẩu cho cả năm chỉ tương đương bằng cả năm 2008. Sang năm 2010, ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam mới có thể khởi sắc, khi nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại.
Trong quý I/2009, trong khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và EU giảm thì kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản và các nước ASEAN vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Cụ thể, kim ngạch hàng dệt may xuất sang Nhật Bản trong quý I/2009 tăng 25,4%, sang ASEAN tăng 20% so với cùng kỳ năm 2008. Một số thị trường nhỏ vãn đạt mức tăng cao như xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 51,5%, sang Đài Loan tăng 63,3%, sang Nga tăng 28%, sang Ả Rập Xê Út tăng 47,5%...
Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của nước ta, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 3 đã tăng 18,6% so với tháng 2, nhưng so với cùng kỳ năm 2008 vẫn giảm nhẹ. Dự báo, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ - đối tác thương mại số 1 - sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề do nền kinh tế nước này vẫn chưa thoát khỏi được đáy của cuộc suy thoái, do vậy sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, EU - khối liên minh lớn, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang khối này cũng đang gặp khó khăn, ngoại trừ kim ngạch xuất sang Đức, Tây Ban Nha tăng khá, còn lại kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường thuộc khối EU đều giảm trong quý I/2009.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường quý I/2009
Thị trường
Tháng 3/2009 (USD)
Quý I/2009 (USD)
So cùng kỳ (%)
356.453.269
1.058.262.014
-4,46
EU
92.881.080
329.770.755
-3
Nhật Bản
84.264.976
219.882.507
25,39
ASEAN
17.114.572
43.977.815
20,0
Hàn Quốc
16.914.853
42.970.715
51,51
Đài Loan
15.691.603
66.921.126
63,29
Canada
9.321.683
32.385.068
0,63
Thổ Nhĩ Kỳ
3.893.885
10.083.181
-10,69
Nga
3.373.074
16.683.657
28,02
Trung Quốc
3.202.587
10.730.203
14,06
Ả rập Xê út
2.895.391
7.522.695
47,55
Hồng Kông
2.869.949
8.759.333
6,95
Về sản phẩm, quý I/2009, nhiều mặt hàng xuất khẩu chính có xu hướng giảm như áo thun chỉ tăng 2,7%, quần chỉ tăng 3,8%, quần short giảm 18,1%, áo sơ mi chỉ tăng 1%... Một số sản phẩm tăng mạnh như đồ lót tăng 40,1%, áo khoác tăng gần 30%, khăn bông tăng 83,7%, quần jean tăng 162,7%... Một số mặt hàng nguyên liệu tăng cao như vải tăng 33,2%, sợi tăng 2,608%...

(Theo Vinanet)

  • Tình hình nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu trong quí I/2009
  • Tận thu gỗ "nằm" ở Bắc Cạn
  • Thông tin về gỗ, sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ trong nước và thế giới ngày 18/5
  • Doanh nghiệp gỗ khó tiếp cận thị trường nội địa
  • Xuất khẩu hàng nội thất sang Mỹ, tiềm năng và triển vọng
  • Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 3, 3 tháng đầu năm 2009
  • Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong văn phòng của Việt Nam giảm
  • Nhật Bản - thị trường nhập khẩu đồ nội thất dùng trong văn phòng lớn nhất của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container