Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chậm tiến độ do chờ chính sách mới

Sau hơn 2 năm có quyết định thành lập (tháng 7-2007) cụm công nghiệp (CCN) Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên), đơn vị chủ đầu tư vẫn chưa hoàn tất công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) để đầu tư xây dựng hạ tầng, giao đất "sạch" cho các dự án thứ cấp triển khai xây dựng nhà xưởng.

 Nguyên nhân chính của việc chậm tiến độ  là việc GPMB của dự án diễn ra vào thời điểm tỉnh Hà Tây (cũ) hợp nhất với Hà Nội, cơ chế đền bù giá đất có sự chênh lệch lớn, nên người dân có tâm lý chờ được hưởng giá đền bù cao hơn...

 Năm 2005, huyện Phú Xuyên đã xây dựng đề án phát triển hai  CCN là Phú Xuyên và Đại Xuyên, nhằm thu hút đầu tư, tạo việc làm cho lao động địa phương. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã có quyết định cho phép Công ty CP Đầu tư phát triển N&G (Công ty N&G) nghiên cứu, quy hoạch đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng dự án CCN Đại Xuyên, với diện tích 68,01ha, thuộc 3 thôn Kiều Đoài, Kiều Đông và Cổ Trai (xã Đại Xuyên). Song sau hơn 2 năm, Công ty N&G vẫn chưa nhận được mặt bằng để đầu tư xây dựng hạ tầng CCN này. Ông Nguyễn Chí Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết, trước đó đã có một số hộ dân chấp nhận giá đền bù, hỗ trợ, nhưng sau đó lại có chính sách mới về việc đền bù, GPMB, nên thắc mắc khiếu nại, không chịu nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.  Được biết, giá đền bù của Hà Tây (cũ) trước khi hợp nhất là 27 triệu đồng/sào, khi hợp nhất về Hà Nội, tiền đền bù áp dụng theo mức giá mới tăng lên 75 triệu đồng/sào. Nhưng, diện tích đất dịch vụ lại ít đi, tối đa 80m2/hộ, chứ không phải 10% diện tích bị thu hồi như trước (diện tích đất dịch vụ để ổn định đời sống khi người dân bị thu hồi đất). Vì vậy, không chỉ người dân, mà ngay cả lãnh đạo thôn cũng có tâm lý chờ cơ chế đền bù mới. Vì vậy, mới có 36/68 hộ thôn Kiều Đoài làm tờ khai và nhận số tiền tạm ứng đền bù là 877 triệu đồng; 90/128 hộ thôn Kiều Đông đã nhận hồ sơ kê khai. Riêng thôn Cổ Trai chỉ có 48 hộ nhận hồ sơ, 166 hộ không nhận hồ sơ, do chi bộ thôn không đồng ý cho cán bộ thôn cung cấp số liệu về số hộ, số nhân khẩu, lao động được giao đất...

 Tuy nhiên, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/CP  hướng dẫn việc quy hoạch sử dụng đất, giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất có hiệu lực từ 1-10-2009. Theo đó, người dân có thể được nhận tiền đền bù, hỗ trợ  tối đa tới 280 triệu đồng/sào. Với mức đền bù này, hy vọng sẽ phần nào giúp cho nông dân đỡ thiệt thòi khi bị thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, CCN. Như vậy việc GPMB của CCN Đại Xuyên càng chậm và gặp khó khăn do phải chờ đợi khung giá đền bù mới.

 Ông Trương Anh Hân, Bí thư chi bộ thôn Cổ Trai cho biết, cơ bản người dân nhất trí với chủ trương xây dựng CCN trên địa bàn để phát triển kinh tế của huyện. Nhưng người dân cũng lo ngại việc thu hồi đất sẽ khiến họ có thể bị thất nghiệp khi không còn đất sản xuất. Về vấn đề này, lãnh đạo huyện Phú Xuyên cho biết, huyện đang rà soát các lao động trong độ tuổi, tổ chức đào tạo dạy nghề cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thu hút họ vào làm việc tại CCN Đại Xuyên. Khi CCN Đại Xuyên đi vào hoạt động sẽ thu hút hơn chục doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện, điện tử, tin học, công nghệ cao, dệt may, giày da, hàng tiêu dùng...tạo việc làm cho khoảng 7.000-10.000 lao động của địa phương và các địa phương lân cận.

(Theo Thanh Hiền // Hanoimoi Online)

  • Ban Quản lý các khu công nghiệp làm chủ đầu tư một số công trình ở các khu, cụm công nghiệp
  • Chính thức khởi công cụm công nghiệp vừa và nhỏ Sóc Sơn
  • Dung Quất phù hợp với mô hình thành phố công nghiệp?
  • Vũng Áng: Nơi hội tụ của "siêu dự án"
  • Miền Bắc “nở rộ” các khu công nghiệp
  • Giá thuê đất khu công nghiệp tăng cao: Nhà đầu tư hạ tầng kêu cứu!
  • Xây nhà máy nước đầu tiên ở Khu kinh tế Bờ Y
  • Giải phóng mặt bằng KCN ở huyện Tân Thành: Nhà đầu tư bức xúc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container