Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá thuê đất khu công nghiệp tăng cao: Nhà đầu tư hạ tầng kêu cứu!

Cuộc gặp gỡ bàn tròn với các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) thuộc khu vực miền Đông Nam bộ do Văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức vào cuối tuần qua, đã có nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc xoay quanh việc thay đổi giá cho thuê đất, làm ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

  Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Công ty Tín Nghĩa, cho biết, vào thời kỳ năm 1995-2005, Nhà nước đã có chính sách ưu đãi  liên quan đến giá thuê đất tại các KCN; quy định mức ổn định trong thời gian 5 năm và trong trường hợp nếu có thay đổi thì không được vượt quá 15% của mức giá trước đó. Tuy nhiên kể từ ngày 1-1-2006, khi áp dụng Nghị định 142 của Chính phủ về tính giá thuê đất tại KCN theo giá thị trường đã khiến cho nhiều nhà đầu tư lâm vào tình cảnh rất khó khăn. Ông Bình nói: "Giá thuê đất tại KCN Nhơn Trạch 3 vào thời điểm 1997 - 2005 chỉ có 500 đồng/m2/năm, hiện nay mức giá đó là 1.400 đồng/m2/năm, tăng lên gấp gần 3 lần. KCN Tam Phước sẽ tăng gấp 5,3 lần... Việc chủ đầu ra phải trả tiền thuê đất theo mức giá mới, tăng cao đến chóng mặt như vậy, công ty không biết lấy đâu ra nguồn để trả cho Nhà nước!". Ông Hồ Đức Thành, Phó tổng giám đốc Công ty D2D, phân tích, Nghị định 142 về tiền thuê đất quy định, giá cho thuê đất mà các đơn vị đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng tính bằng 0,5 giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do UBND cấp tỉnh ban hành theo Nghị định số 188 của Chính phủ và được điều chỉnh 5 năm một lần. Mặt khác, từ đầu năm 2009 đến nay, theo Thông tư số 130 của Bộ Tài chính thì hoạt động đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN và các dự án đầu tư vào các KCN không còn được hưởng như quy định trước nữa, càng khiến cho DN gặp khó khăn. Trong khi đó tiền thuê đất được hình thành trên cơ sở giá đất tại thị trường được các tỉnh công bố hàng năm nên tiền thuê đất luôn bị biến động theo xu hướng tăng, gây mất ổn định và bị động cho nhà đầu tư.

Việc "dùng dằng" tăng giá thuê đất kéo dài từ 3 năm nay, do nhiều công ty kinh doanh hạ tầng làm văn bản "kêu cứu"! Thế nhưng, gần đây đã  trở nên "nóng" hơn do áp lực buộc phải ký lại hợp đồng thuê đất theo giá mới. Ở Đồng Nai, đầu tháng 6-2009, Sở Tài chính đã có thông báo quy định giá thuê đất cho các KCN thực hiện từ 1-1-2006. Và đến đầu tháng 7-2009, Sở Tài nguyên - môi trường cũng đã mời các công ty kinh doanh hạ tầng đến họp triển khai việc ký các hợp đồng thuê đất theo khung giá mới, đồng thời ký hợp đồng điều chỉnh lại giá đất cho các hợp đồng thuê đất đã ký từ trước năm 2006.

 Ông Nguyễn Văn Tình, Trưởng phòng Quản lý đầu tư Ban quản lý các KCN tỉnh Long An, bức xúc: "Đa số các KCN trong cả nước được xây dựng và cho thuê đất trước thời điểm năm 2006, do vậy nếu áp dụng mức giá thuê đất theo Nghị định 142 là không phù hợp. Bởi lẽ hợp đồng ký với các DN thuê đất đã được thực hiện trước đó, nay các công ty đầu tư hạ tầng tính chuyện đàm phán với các DN để tăng tiền thuê đất là chuyện khó khả thi!". Ông Nguyễn Minh Hiếu, đại diện Công ty cổ phần Thống Nhất (chủ đầu tư KCN Bàu Xéo), đề nghị chỉ nên áp dụng cho các KCN hình thành sau thời điểm năm 2006. Bởi, nếu áp dụng cho các nhà đầu tư trước đó thì nhiều đơn vị sẽ bị phá sản! Ông Nguyễn Thành Hóa, Phó phòng Đầu tư Tổng công ty IDICO, nói: "Các công ty kinh doanh hạ tầng đều nộp tiền thuê đất cho Nhà nước và chỉ hưởng phần dịch vụ cơ sở hạ tầng. Nếu giá thuê đất ở các KCN tăng cao thì doanh nghiệp thuê đất cũng sẽ gặp khó khăn, vì họ cũng không biết lấy nguồn tiền nào để trả "thêm" cho diện tích đã thuê".

 Trước thực tế này, các công ty đầu tư kinh doanh đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét có chính sách áp dụng tiền thuê đất mang tính ổn định trong suốt chu kỳ của dự án (chu kỳ của dự án là 50 năm, 5 năm thay đổi một lần, mỗi lần thay đổi không quá 15% so với thời điểm điều chỉnh trước đó). Đối với các hợp đồng thuê đất đã được ký trước ngày 1-1-2006 vẫn giữ nguyên như mức tiền thuê đất đã ký và điều chỉnh tăng 15%. Riêng hợp đồng ký sau năm 2006 được xác định tiền thuê theo mặt bằng giá hiện tại.

(Theo Thế Vĩnh // Báo Đồng Nai)

  • Xây nhà máy nước đầu tiên ở Khu kinh tế Bờ Y
  • Giải phóng mặt bằng KCN ở huyện Tân Thành: Nhà đầu tư bức xúc
  • TP HCM và bài học về xây dựng KCX- KCN : Bài học về giao quyền
  • Phát triển khu công nghiệp: Chưa xứng tầm
  • Khu công nghiệp tại Hải Phòng : Thừa vẫn... thiếu
  • Một số giải pháp phát triển các KCN ở tỉnh Thái Bình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Ban hành Quy chế thành lập cụm công nghiệp
  • Khảo sát tình hình đầu tư và phát triển các khu công nghiệp ở Đà Nẵng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container