Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải phóng mặt bằng KCN ở huyện Tân Thành: Nhà đầu tư bức xúc

Với tốc độ công nghiệp hóa ngày càng lớn, huyện Tân Thành đang thu hút rất nhiều dự án xây dựng hạ tầng công nghiệp. Thế nhưng, công tác đền bù giải phóng mặt bằng lại không theo kịp tốc độ giải ngân vốn. Có những vấn đề được bàn bạc qua nhiều cuộc họp từ huyện đến tỉnh nhưng vẫn chưa thể “gỡ rối”.

TIẾN ĐỘ… QUÁ CHẬM

Lãnh đạo UBND huyện Tân Thành thừa nhận, tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện hiện nay rất chậm. Theo kế hoạch, năm 2009, huyện Tân Thành sẽ giải tỏa 1.732ha đất trong tổng diện tích 2.238ha đất của 41 dự án. Tuy nhiên đến cuối tháng 6, UBND huyện mới phê duyệt kinh phí bồi thường được 481ha, chưa đầy 30% tổng diện tích dự kiến. Trong tháng 7, huyện chỉ phê duyệt kinh phí bồi thường thêm khoảng 100ha nữa. Như vậy, chắc chắn từ nay đến cuối năm 2009, huyện Tân Thành không thể hoàn thành việc giải phóng mặt bằng cho các dự án.

Việc giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ đầu tư hạ tầng các dự án. Ông Trần Thanh Đạm, Phó ban quản lý KCN Mỹ Xuân B1, thuộc Công ty IDICO cho biết: Kinh phí dành cho việc đền bù đất luôn được sẵn sàng, nhưng do vướng mắc nhiều khâu nên không thể giải ngân được. Không thể giải tỏa hết một lúc toàn bộ dự án nên hầu hết nhà đầu tư đều làm theo kiểu đắp vá, chỗ nào dễ làm trước, khó làm sau. Diện tích “đất sạch” không đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư thứ cấp, nên họ quay lưng ngay sau khi đến khảo sát dự án. Từ đầu năm đến nay, KCN Mỹ Xuân B1 không thu hút thêm được nhà đầu tư nào do không đáp ứng nhu cầu “đất sạch”.

Tại cuộc họp giữa lãnh đạo UBND tỉnh, UBND huyện Tân Thành và các nhà đầu tư dự án hạ tầng, hầu hết các nhà đầu tư đều bức xúc vì dự án hạ tầng nào cũng gặp khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa. Có những khu công nghiệp hoạt động đã hàng chục năm nhưng vẫn chưa xong việc giải phóng mặt bằng.

VƯỚNG TỪ ĐÂU?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giải phóng mặt bằng diễn ra chậm như: vướng đất rừng phòng hộ, người dân không chịu bàn giao mặt bằng, sai lạc trong công tác đo đạc khiến số liệu phải điều chỉnh nhiều lần, thủ tục hành chính rườm rà. Tuy nhiên, vấn đề nan giải nhất vẫn là tinh thần thiếu hợp tác của người dân. Ông Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Công ty TNHH A.T.A, chủ đầu tư khu đô thị mới Phú Mỹ cho biết: Dự án của A.T.A triển khai giải tỏa đợt 1 thuận lợi, đến đợt 2 thì có 12 hộ không hợp tác và lôi kéo những hộ khác, đến nay số không hợp tác đã… tăng lên 20 hộ. Dự án này dự kiến khởi công trong tháng 8 – 2009, nhưng trước tình hình như vậy, chắc chắn kế hoạch khởi công sẽ không thực hiện được. Còn ông Kuo Lai Kun, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH phát triển Quốc tế FOMOSA, chủ đầu tư KCN Mỹ Xuân A2 cho biết, dự án KCN Mỹ Xuân A2 đã triển khai gần chục năm nay, vậy mà công tác giải phóng mặt bằng chưa xong. Đặc biệt, chỉ có 1 hộ nuôi heo mặc dù đã ứng 70% tiền đền bù hơn 2 tỷ đồng, nhưng vẫn không chịu bàn giao mặt bằng. Khu vực đất của hộ dân này nằm trên vị trí xây dựng hệ thống xử lý nước thải với tổng vốn đầu tư lên tới 6 triệu USD. Thành thử dự án triển khai đến đây thì ách tắc mấy năm trời.

(Theo Hồng Nhung // Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

  • TP HCM và bài học về xây dựng KCX- KCN : Bài học về giao quyền
  • Phát triển khu công nghiệp: Chưa xứng tầm
  • Khu công nghiệp tại Hải Phòng : Thừa vẫn... thiếu
  • Một số giải pháp phát triển các KCN ở tỉnh Thái Bình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Ban hành Quy chế thành lập cụm công nghiệp
  • Khảo sát tình hình đầu tư và phát triển các khu công nghiệp ở Đà Nẵng
  • Khu Công nghiệp Nhơn Hội A : Chờ đón nhà đầu tư
  • Phải đảm bảo 3 điều kiện cần thiết khi thành lập cụm công nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container