Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển khu công nghiệp: Chưa xứng tầm

KCN phải là “hạt nhân” thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội

KCN phải là “hạt nhân” thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội

Ở góc độ quản lý, việc xây dựng các KCN, CCN, KKT... là phương án tối ưu vừa phát triển công nghiệp vừa đảm bảo các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, bảo vệ môi trường... từ đó đóng góp tăng trưởng cho nền kinh tế. Vậy các KCN VN đã thực sự đáp ứng được kỳ vọng ?

Câu trả lời đáng tiếc là chưa. Thậm chí có ý kiến cho rằng không những không làm được muc tiêu là một “hạt nhân” phát triển kinh tế, các KCN lại trở thành tác nhân trực tiếp thay đổi xã hội nông thôn truyền thống khi tách nông dân ra khỏi đồng ruộng nhưng mang lại quá ít hi vọng về một phương thức kiếm sống mới.

Hạn chế từ... môi trường

Ngày 15/7/2009 Bộ TN-MT đã ban hành Thông tư 08/2009/TT-BTNMT về quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, KCN và cụm CCN. Tuy nhiên, về nội dung, Thông tư 8/2009/TT-BTNMT không có gì mới, mà chỉ là hướng dẫn, tập hợp các chỉ dẫn, căn cứ áp dụng đối với yêu cầu bảo vệ môi trường... tại các khu vực và đối tượng chịu điều chỉnh của thông tư. Và điều này không khỏi nảy sinh câu hỏi, tại sao phải ban hành hẳn một thông tư về bảo vệ môi trường, với nội dung nhắc lại những quy định vốn dĩ đã rất nhiều (nếu không nói là đang thừa) cũng về bảo vệ môi trường ?

Trước đó, đầu tháng 4/2009, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất các tỉnh miền Bắc, Bộ KH-ĐT công bố một mục tiêu có thể coi là rất quan trọng. Đó là trong năm 2009, phải đạt tỷ lệ 65% KCN đang hoạt động có hệ thống nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Và tới năm 2010, phải đảm bảo con số này là gần 100%. Gần đây, nhiều tỉnh công bố đã “thành công” trong chiến lược quản lý, bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất công nghiệp. Chẳng hạn như Nam Định công bố có 80% số CCN làng nghề đã xây dựng, vận hành hệ thống xử lý, bảo đảm môi trường. Rồi tỉnh Thái Nguyên công bố 80% cơ sở sản xuất công nghiệp đã xây dựng khu xử lý chất thải... Những điều trên cho thấy dường như việc bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nói chung, các khu, cụm CN tập trung nói riêng trên cả nước đang có những chuyển biến mới cả về quy định quản lý và  thực tế chấp hành, vận dụng...

Thế nhưng, tại VN luôn tồn tại một khoảng cách rất xa giữa quy định quản lý với thực tiễn áp dụng. Thể hiện cụ thể bằng việc dù có các quy định rõ ràng, tương đối đầy đủ các quy định quản lý môi trường tại các dự án phát triển công nghiệp, các KCN, CCN... Nhưng thực tiễn giám sát chấp hành thì lại không hiệu quả, dẫn tới việc chính các cơ quan chức năng phải thừa nhận các KCN, CCN lại là các nơi phát thải... nhiều nhất, thay vì – về lý thuyết – là nơi có khả năng quản lý môi trường hiệu quả nhất. Hiện, bình quân mỗi ngày các KCN cả nước xả ra gần 225.000 m3 nước thải. Nhưng chỉ có 30% khối lượng nước thải ấy được gọi là “đã qua xử lý”. Ngoài ra, việc thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại của các KCN vẫn chưa đạt hiệu quả vì thiếu các cơ sở xử lý.

Mô hình nào phù hợp ?

Cần gắn chặt sự xuất hiện mô hình KCN, CCN như hạt nhân không chỉ thuần túy thúc đẩy phát triển kinh tế một địa phương mà phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong mối liên hệ mật thiết, có quan hệ tương hỗ với vùng văn hóa, xã hội nơi đặt KCN, CCN đó.

Câu chuyện về quản lý môi trường chỉ là một trong vô vàn ví dụ về những bất hợp lý trong xây dựng, vận hành mô hình khu, CCN tại VN. Có thể liệt kê ra đây vô số hạn chế của mô hình này. Đó là chuyện chiếm dụng đất nông nghiệp và từ đó tác động không tốt tới tổ chức xã hội nông thôn VN. Điều đáng nói hơn, tốc độ và tỷ lệ lấp đầy trong các KCN lại rất kém. Rồi chuyện thiếu nhân lực có tay nghề, thiếu các cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống công nhân... Và còn có chuyện thiếu luôn cả hệ thống công nghiệp phụ trợ phục vụ các nhà máy trong KCN, CCN...

Chỉ tính tiêng mô hình KCN, thì đến hết năm 2008, cả nước đã có 54 tỉnh, thành phố có mô hình 219 KCN. Các KCN đang sử dụng hơn 61.470 ha đất, phục vụ cho 2.250 dự án FDI và 2.258 dự án có vốn đầu tư trong nước. Đến thời điểm 2008, tổng vốn thực hiện các dự án FDI trong KCN cả nước đạt trên 16,2 tỷ USD, chiếm 38% tổng vốn FDI, tổng vốn vốn đầu tư của các dự án trong nước là trên 120.000 tỷ VND, chiếm gần 50% tổng vốn đăng ký. Các KCN sử dụng trên 1 triệu lao động, và nộp trên 1,3 tỷ USD vào ngân sách của năm 2008. Vài số liệu ấy cho thấy vị trí đặc biệt quan trọng của mô hình phát triển KCN (chưa tính CCN) với phát triển kinh tế.

Vì thế, VN cần phải có nhưng định hướng riêng trong phát triển KCN, CCN. Chẳng hạn, có đến 50% diện tích đất thu hồi xây KCN-CCN là đất nông nghiệp tại các vùng đồng bằng, kinh tế trọng điểm. Việc thu hồi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới đời sống của hơn 300.000 hộ nông nghiệp ở ĐB sông Hồng, hơn 100.000 hộ tại ĐB sông Cửu Long với những “bờ xôi, ruộng mật” và gần trục giao thông, khu dân cư lớn... Quy trình, quy định với thu hồi đất xây KCN chưa hợp lý và thường kéo dài đã tác động không tốt tới đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất. Và có rất ít những gia đình nông nghiệp thực sự “đổi đời” nhờ sự xuất hiện của KCN tại quê hương họ. Nhưng lại có rất nhiều sự thay đổi không tốt trong lối sống của người dân nông thôn từ khi có “NM về làng”.

Vấn đề đặt ra trong phát triển mô hình KCN, CCN tại VN không phải là cô lập mô hình ấy với đời sống xã hội như đang diễn ra. Mà ngược lại, cần gắn chặt sự xuất hiện mô hình KCN, CCN như là hạt nhân không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế một địa phương. Mà phải là thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong mối tương quan, liên hệ mật thiết, có quan hệ qua lại, tương hỗ với vùng văn hóa, xã hội khu vực nơi đặt KCN, CCN. Đây mới là ý nghĩ đích thực trong việc hình thành các KCN tại các địa phương.

Mô hình các KCN tại một số quốc gia khác thường được xây dựng tại những khu vực kém phát triển, chịu điều chỉnh, quản lý bằng hệ thống luật pháp, chính trị khác... Trong khi tại VN, KCN thường hình thành trên cơ sở chiếm dụng đất nông nghiệp, nằm bên cạnh hoặc ngay trong lòng một địa phương, một khu vực dân cơ có tổ chức, truyền thống từ lâu đời. Và vì thế, phát triển KCN mà không xử lý những vấn đề mang tính chất đặc trưng văn hóa, xã hội của riêng VN thì cũng không khác gì đặt một khối mâu thuẫn vào xã hội địa phương ấy chỉ với chỉ một mục đích là phát triển kinh tế. Và hi vọng sự phát triển công nghiệp của những KCN, cụm CN ấy có thể khỏa lấp hết những vấn đề tự nó gây ra. Cái thiếu với mô hình phát triển KCN, cụm CN tại VN, dường như, là thiếu ngay từ ý tưởng xây dựng nó phù hợp với đặc điểm xã hội của từng địa phương vốn vẫn đang khao khát có mô hình ấy bằng mọi giá.

(Theo Trọng Nhân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khu công nghiệp tại Hải Phòng : Thừa vẫn... thiếu
  • Một số giải pháp phát triển các KCN ở tỉnh Thái Bình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • Ban hành Quy chế thành lập cụm công nghiệp
  • Khảo sát tình hình đầu tư và phát triển các khu công nghiệp ở Đà Nẵng
  • Khu Công nghiệp Nhơn Hội A : Chờ đón nhà đầu tư
  • Phải đảm bảo 3 điều kiện cần thiết khi thành lập cụm công nghiệp
  • Thu hút đầu tư vào khu kinh tế Đồng Đăng
  • Bắc Ninh thu hồi 46 dự án trong khu công nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container