Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển khu công nghiệp TP.Hồ Chí Minh: Quy trình ngược

Thông thường, một khu công nghiệp (KCN) muốn kêu gọi doanh nghiệp (DN) vào đầu tư thì phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại - CTNH). Đối với một địa phương là trung tâm kinh tế, thu hút đầu tư của nhiều ngành công nghiệp như TPHCM, muốn phát triển bền vững, kêu gọi những tập đoàn công nghiệp lớn vào đầu tư, tất yếu phải xây dựng các hệ thống xử lý chất thải tương xứng và đồng bộ. Nhưng lộ trình phát triển công nghiệp tại TPHCM lại làm ngược lại.


Ngược là ở chỗ, thành phố cho phép mỗi KCN chỉ khi nào số DN đầu tư vào lấp đầy 50% diện tích đất thì chủ đầu tư KCN mới phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Còn trên phạm vi toàn thành phố thì cho đến nay vẫn chưa có bãi chôn lấp hoặc nhà máy xử lý CTNH. Điều này dẫn đến hệ quả là CTNH trong sản xuất công nghiệp có thải mà không có thu gom, xử lý.


Hiện nay, Công ty Môi trường đô thị TPHCM – đơn vị hoạt động công ích – là đơn vị chính hợp đồng với DN thực hiện thu gom, nhưng xử lý bằng cách chôn lấp tại bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt (bãi chôn lấp rác Đông Thạnh). Kết quả là công ty này đã bị Phòng Cảnh sát Môi trường TPHCM phát hiện, bị phạt và bị buộc ngưng việc chôn lấp CTNH tại đây.


Việc công ty này sai phạm và bị buộc không được chôn lấp CTNH là điều phải làm, nhưng từ đây lại dẫn đến việc công ty này không thực hiện thu gom CTNH nữa. Một số ít đơn vị tư nhân có chức năng thu gom xử lý chất thải này, nhân cơ hội này họ tăng giá thu gom xử lý chất thải. Đáng lo ngại hơn, việc xử lý CTNH bị thả nổi cho các DN tư nhân mà không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ quá trình thu gom và xử lý.


Do vậy, không ít trường hợp sau khi thu gom, các DN này không xử lý theo đúng yêu cầu kỹ thuật mà đem đổ xuống các kênh rạch, ao hồ và bãi đất trống. CTNH phát tán khắp nơi, gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.


Mặc dù TPHCM đã có nhiều điều chỉnh trong quy định đầu tư phát triển các KCN, trong đó có quy định những KCN mới đầu tư phải hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải trước khi đi vào hoạt động, thu hút đầu tư. Song, về vấn đề xử lý CTNH với quy mô toàn thành phố thì chưa được tính đến. Và nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ thành phố không thể kiểm soát khối lượng cũng như chất lượng xử lý CTNH. Đến lúc đó, cái giá phải trả cho “quy trình ngược” sẽ khôn lường.

(Theo Hoàng Lan // ssgp online)

  • Khu công nghiệp sinh thái- “Nóng” từ thực tiễn (kỳ 1)
  • Khu công nghiệp sinh thái- “Nóng” từ thực tiễn (kỳ cuối)
  • Kêu gọi đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng
  • 5,3 nghìn tỷ đồng đầu tư vào khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải
  • Quy hoạch đồng bộ hạ tầng cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng
  • KCN Hiệp Phước xin xây nhà máy thiêu rác tại chỗ
  • Thành lập Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh
  • Khởi công khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container