Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi công khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên tại Việt Nam

Ký kết hợp tác giữa Việt Nam- Nhật Bản trong buổi lễ khởi công khu công nghiệp hỗ trợ

Ký kết hợp tác giữa Việt Nam- Nhật Bản trong buổi lễ khởi công khu công nghiệp hỗ trợ
 
 Sáng 27/4, tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, KCN hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản số 1 với quy mô 16 ha đã được khởi công xây dựng. Sự kiện này sẽ tạo đà phát triển mạnh hơn cho nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam và cũng là bước hiện thực hóa các nội dung của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.

 Khu công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản số 1 do Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) làm chủ đầu tư, nằm trong KCN Quế Võ mở rộng. Sau 5 năm thành lập, KCN Quế Võ đã thu hút khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong các tên tuổi này không chỉ có Tập đoàn Canon với dự án sản xuất máy in laser có quy mô lớn nhất thế giới mà còn có rất nhiều các doanh nghiệp Nhật Bản khác như Tenma, Sanyo, Toyo Ink, Mitsuwa, Yamato Industries, Nichirin Electronics, Hayakawa, Tabuchi hoặc đang sản xuất các chi tiết, linh kiện cho chính Tập đoàn Canon hoặc đang cung cấp những linh kiện, phụ tùng cho doanh nghiệp Nhật Bản khác tại Việt Nam và khu vực.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá: “Dự án ra đời phù hợp với quy hoạch phát triển cũng như chủ trương khuyến khích phát triển ngành

Công nghiệp phụ trợ được xem như ngành công nghiệp sản xuất các bộ phận chi tiết, linh kiện sản phẩm hàng hóa trung gian khác, chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện. Phát triển công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành Công nghiệp nước nhà.

Đối với một số ngành, công nghiệp phụ trợ chiếmtới 40-95% giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp. Công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn hết sức giản đơn, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các chi tiết giản đơn có giá trị gia tăng thấp.

công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Việt Nam đón chào và kêu gọi sự tham gia đầu tư nhiều hơn nữa của các đối tác vào KCN này cũng như việc đẩy mạnh xây dựng nhiều KCN tương tự tại các vùng kinh tế công nghiệp khác”, Các đối tác phía Nhật Bản cam kết, trong năm 2009 sẽ đưa khoảng 50 doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản đầu tư tại KCN  với tổng vốn khoảng 100 triệu USD.

Ông Phan Đăng Tuất -Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - đầu mối của chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phía Bộ Công thương Việt Nam cho biết, sau KCN hỗ trợ số 1 tại Bắc Ninh sẽ còn những khu công nghiệp khác được lập ra trong cả nước với mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ, một điểm yếu hiện nay của ngành công nghiệp Việt Nam.
Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - đầu mối Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của  Việt Nam cho biết, sau KCN hỗ trợ số 1 này, sẽ có nhiều KCN hỗ trợ tương tự khác được triển khai trong cả nước với mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ vốn còn thiếu và yếu ở Việt Nam.
 
Tại lễ khởi công, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bắc Ninh, Công ty CP Phát triển đô thị Kinh Bắc, Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam tại Nhật Bản cũng đã ký kết các văn kiện, cam kết và tăng cường hợp tác giữa 4 bên nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của dự án này. 

(Theo Tuấn Thành - Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Khu Kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo: Động lực trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây
  • “Sính” mở cụm, khu công nghiệp, tại sao?
  • TPHCM: đầu tư vào KCN, KCX giảm mạnh
  • TPHCM thành lập Thanh tra BQL các khu chế xuất và công nghiệp
  • Xử lý ô nhiễm mơi trường tại KCN: Hợp tác ba bên
  • 65% KCN sẽ có hệ thống nước thải tiêu chuẩn
  • Các khu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước
  • Singapore chú trọng phát triển hạ tầng công nghiệp tại Bình Dương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container