Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy chế hoạt động mới của 13 khu kinh tế

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy chế hoạt động của một số khu kinh tế (KKT), gồm: Nhơn Hội, Vân Phong, Vũng Áng, Đông Nam Nghệ An, Nam Phú Yên, Hòn La, Chu Lai, Dung Quất, Vân Đồn, Định An, Nghi Sơn, Chân Mây- Lăng Cô và Đảo Phú Quốc, cụm đảo Nam An Thới.

 Quy chế hoạt động mới sẽ giúp các KKT có định hướng phát triển tốt hơn

Theo đó, các KKT này bao gồm hai khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế... được khuyến khích đầu tư vào các KKT kể trên và được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việc quản lý, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh, hạ tầng kỹ thuật ... trong các KKT phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Trước khi xây dựng, nhà đầu tư phải có hồ sơ xin phép Ban Quản lý. Các công trình xây dựng trong KKT tuyệt đối không được làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, nếu phát hiện có di tích lịch sử văn hóa trong quá trình xây dựng phải thực hiện giải quyết theo Luật Di sản văn hóa.

Có thể kể ở đây một số KKT điển hình như KKT Nhơn Hội có diện tích đất tự nhiên khoảng 12.000ha và được xây dựng phát triển các ngành chủ chốt như công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sửa chữa tàu biển; xây dựng và kinh doanh kho trung chuyển gắn với việc đầu tư và khai thác có hiệu quả khu cảng biển nước sâu.

Chính phủ cũng cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ đối với những dự án đầu tư xây dựng hạ tầng có quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển của KKT này.

KKT Vân Phong là KKT lớn với diện tích 150.000 ha. Chủ trương xây dựng Vân Phong thành KKT tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò chủ đạo. Đây cũng là trung tâm đô thị-công nghiệp-dịch vụ-du lịch của khu vực Nam Trung Bộ và là đầu mối giao lưu quốc tế, du lịch của cả nước.

KKT Chu Lai lại gắn với các ngành công nghiệp phát triển sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. KKT Dung Quất được biết tới như một khu kinh tế tổng hợp. Trong đó nổi bật ngành công nghiệp cơ khí, sửa chữa tàu biển, cán thép... 2 KKT này sẽ trở thành những hạt nhân tăng trưởng trọng điểm của miền Trung...

Việc ban hành quy chế hoạt động mới đối với 13 KKT nói trên đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng  bảo đảm cho hoạt động của các KKT này đi vào nền nếp, chuyên môn hóa, góp phần thúc đẩy các trọng điểm kinh tế trên cả nước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

(Theo Mai Hương // Tin Chính phủ // Các Quyết định số 17 đến 29/2010/QĐ-TTg)

  • KCN Đình Vũ mở rộng cửa đón đầu tư
  • Khu công nghệ cao: Chờ bổ sung cơ chế
  • Hiệu quả thu hút đầu tư ở KCN Cái Lân
  • Xúc tiến, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
  • KCN Hải Yên (TP Móng Cái): Có lợi thế vẫn không hấp dẫn
  • Quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp Hà Nội đến 2020
  • Nhà máy kính nổi Chu Lai hoạt động
  • Long An có khu kinh tế cửa khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container