Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tránh chênh lệch quá lớn về phát triển các khu công nghiệp

Hiện cả nước có 249 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích hơn 63.000 ha, trong đó có 38.858 ha cho thuê, đạt 61,5% tổng diện tích đất tự nhiên.

Các khu công nghiệp đã có những đóng góp quan trọng vào kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, chúng ta cần có định hướng, kế hoạch để phát triển các khu công nghiệp một cách bền vững.

Khu công nghiệp góp phần phát triển kinh tế địa phương

Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư, đến nay đã có 162 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 38.800 ha và 74 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích gần 14.800 ha. Các khu công nghiệp phân bố ở 61 tỉnh thành với tỷ lệ diện tích lấp đầy gần 48% và đã thu hút được trên 3.600 dự án đầu tư nước ngoài với tông vốn đầu tư đăng ký 46,9 tỷ USD (chiếm 30% về sồ dự án và 25% về vốn đầu tư của cả nước) và 3.200 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 254.000 tỷ đồng. Hiện cả nước có 1,34 triệu lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Chỉ tính riêng trong năm 2009, các doanh nghiệp khu công nghiệp đã tạo ra 12,2 tỷ USD và 67,9 tỷ đồng doanh thu, xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD và 2.600 tỷ đồng, nộp ngân sách 689 triệu USD và 4.000 tỷ đồng.

Các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nhất là tại các vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tại một số nơi, việc phát triển các khu công nghiệp đã tạo ra các khu dân cư lân cận cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất, tạo tiền đề hình thành các cụm đô thị - sản xuất – dịch vụ liên kết, hỗ trợ phát triển. Các khu công nghiệp đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư vào Việt Nam như Canon, Samsung, Formosa... Trình độ công nghệ của các dự án đầu tư ngày càng nâng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến với lao động chất lượng cao, phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng.

Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020 cả nước sẽ thành lập mới 106 khu công nghiệp với diện tích hơn 50.000 ha và mở rộng 26 khu công nghiệp với diện tích gần 6.000 ha. Phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 – 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư trên 45 – 50 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 50%, thu hút khoảng 2,1 – 2,2 triệu lao động. Trong giai đoạn 2020, hoàn thiện cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ, với tổng diện tích 120.000 ha, đưa giá trị sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp đạt 25% GDP cả nước.

Tránh tập trung, tạo chênh lệch quá lớn về phát triển khu công nghiệp

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư Đặng Huy Đông, trên cơ sở phát huy các kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại trong phát triển các khu công nghiệp thời gian qua, việc phát triển các khu công nghiệp cần có định hướng, kế hoạch triển khai cụ thể. Theo đó, cần tuân thủ bốn định hướng:

Trước hết, đảm bảo hình thành hệ thống các khu công nghiệp liên hoàn có vai trò dẫn dắt phát triển công nghiệp quốc gia; thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp trên các vùng, tránh quá tập trung tạo ra sự chênh lệch quá lớn về phát triển.

Bên cạnh đó, phát triển các khu công nghiệp hiện có theo chiều sâu và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo hướng lấp đầy diện tích đất công nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển mạnh từ gia công sang công nghiệp chế biến và chế tạo nâng cao giá trị gia tăng và tạo khả năng cạnh tranh.

Mặt khác, không xây dựng phát triển các khu công nghiệp xen lẫn khu dân cư, trên diện tích đất nông nghiệp có năng suất ổn định, hướng các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp.

Cuối cùng, phát triển các khu công nghiệp đi đôi với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài các khu công nghiệp, chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động, giám sát chặt chẽ việc thực hiện pháp luật lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp.

Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, ngay trong năm nay, Bộ Kế hoạch- Đầu tư sẽ xúc tiến thành lập bản đồ số khu công nghiệp. Chỉ cần tra cứu vào bản đồ số khu công nghiệp, nhà đầu tư sẽ có các thông tin cần thiết để quyết định đầu tư vào khu công nghiệp nào. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức.

(Báo Công Thương)

  • Khó bán hàng trong KCN - KCX vì giá thuê mặt bằng cao
  • Tại các Khu công nghiệp - Chế xuất của Hà Nội: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các DN
  • Phát triển khu kinh tế cửa khẩu An Giang: Tiềm năng lớn
  • Phát triển cụm công nghiệp: Vẫn chờ cơ chế!
  • Khởi công xây dựng khu phi thuế quan Nam Đình Vũ
  • Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp có xu hướng giảm sút
  • Khu kinh tế mở Chu Lai: Lỡ nhịp!
  • 5 khu công nghiệp của tỉnh Tây Ninh vào Quy hoạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container